Dân Miên nghe xử, bèn phá đập của nhóm Huê kiều. Đôi bên gây hấn,
chém nhau, chết mất 8 người Huê kiều.
Đám dân Miên bị bắt mà cụ Thủ khoa cũng bị Tổng đốc và Bố chánh
khép vào tội chủ mưu, áp giải lên Gia Định, rồi đệ sớ về Triều, cáo tội cụ
lạm phép.
Bà Thủ khoa lặn lội ra tận đế đô (Huế), trước vào yết kiến cụ Thượng
thư Bộ Lại Phan Thanh Giản tại tư dinh, sau thẳng đến Tam Pháp Ty gióng
ba hồi trống kêu oan. Tờ trạng của Bà được đệ lên nhà vua. Vua Tự Đức
giao cho Tam Pháp Ty xét xử.
Tam Pháp Ty gồm có nhân viên cao cấp của Bộ Hình, Đô sát viện và
Đại lý, lập tức nhóm họp. Chính vua Tự Đức chung thẩm bản án như sau : «
Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải sung quân, lập công chuộc
tội ».
Riêng Bà, được đức Từ Dũ Thái Hậu (thân mẫu vua Tự Đức), phong
tặng tấm biển đề 4 chữ « Liệt phụ khả phong » và tặng cho cái võng, trên có
4 cái gang.
Cứu được chồng khỏi chết, nhưng vẫn phải chịu đau lòng cách biệt
chồng lúc sung quân, Bà về thẳng quê nhà ở Biên Hòa. Chẳng mấy tháng
Bà vương bệnh qua đời !
Mộ Bà tại làng Tân Hiệp, tổng Chánh Mỹ Thượng, tỉnh Biên Hòa.
Hiện nay nơi làng Long Tuyền (Bình Thủy), có thờ linh vị hai Ông Bà trong
ngôi chùa
do môn đệ của cụ Thủ khoa là Nguyễn Giác Nguyên xây dựng.
Cụ Thủ khoa sau đó tỏ cảm tình tha thiết với Bà : « Đất chẳng phải
chồng, sao nỡ thịt xương hòa với đất ; Trời không chết vợ, đặng coi gan
ruột thử cho Trời ».
Chưa tỏ hết sự đau lòng thương cảm người vợ đã trọn tình, trọn nghĩa
với mình, Cụ Thủ khoa viết thêm đôi liễn thờ : « Ngã chi bần khanh độc