VII. PHAN VĂN TRỊ (Cử Trị) 1830-1908
Người đả kích Tôn Thọ Tường hăng nhất, nêu cao tiết tháo thanh bần,
bất khuất.
Trong hàng khoa bảng xuất thân, dùng ngọn bút sâu sắc đả kích những
ai phản bội quyền lợi nhân dân, Tổ quốc, không ai bằng Cử Trị. Không cầm
súng thì cầm bút, trọn đời ông, văn chương chỉ là phương tiện để ông gián
tiếp đóng góp tâm huyết với quốc gia trong khi bao chiến sĩ quê hương đã
đem xương máu đền đáp ơn tấc đất ngọn rau nước tổ.
Ông sinh năm Canh Dần (1830) tại làng Hanh Thông, tỉnh Gia Định.
Thông minh đĩnh ngộ, ông nổi tiếng anh tài. Năm 20 tuổi (Kỷ Dậu 1849)
ông đỗ cử nhân, nên tục thường gọi là Cử Trị.
Đường khoa danh đã hiển đạt, nhưng ông không muốn dấn bước chốn
quan trường, sống ung dung ngoài vòng cương tỏa, sinh nhai với nghề y và
dạy học. Lúc nào ông cũng biểu lộ phong thái của bậc người khoáng đạt,
gìn tiết tháo.
Năm 1862, quân đội Pháp dấy động, chiếm Gia Định, Ông xuống Vĩnh
Long lánh thân. Cùng với các sĩ phu tiết nghĩa như Nguyễn Đình Chiểu,
Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt v.v… ông đứng vào hàng ngũ bất hợp tác
với Pháp, cực lực đả kích những ai đã xu thời cầu mị.
Đến khi ba tỉnh miền Tây cũng lọt luôn vào tay quân đội xâm lăng, ông
tê tái :
Tò le kèn thổi tiếng năm ba
Nghe lọt vào tai dạ xót xa.
Uốn khúc sông rồng mờ mịt khói
Vắng hoe thành phụng ủ sầu hoa.
Tan nhà cảm nỗi câu ly hận,