CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 89

VIII. ĐINH SÂM

Lãnh tụ kháng chiến vùng Ba Láng – Trà Niềng

Một khi đất nước rên mình quằn quại dưới gót xâm lăng, nghĩa vụ

công dân bắt buộc những người con đất nước đều phải đứng lên bảo vệ quê
hương, cứu nguy dân tộc. Tiếng súng liên quân Pháp – Ý nổ rền trên mảnh
đất miền Nam, nhân dân cũng vùng lên chiến đấu hào hùng, nào có cam
tâm khuất phục chi đâu. Dù khi Hòa ước 1862 đã ký kết, nhượng giao 3 tỉnh
miền Đông, vẫn còn biết bao cuộc khởi nghĩa của sĩ phu trong Nam. Rồi
đến 3 tỉnh miền Tây cũng bị Pháp thôn tính luôn, hào kiệt miền Tây cũng
quật khởi phản kháng oanh liệt, khiến kẻ xâm lăng lắm phen phải kinh hồn.

Các cuộc quật khởi của sĩ phu miền Tây, đầu tiên phải kể ba người con

của cụ Phan Thanh Giản là Phan Tôn, Phan Liêm, Phan Ngữ huy động
nghĩa binh kháng chiến ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh (sau bại trận ở
Nam, lại chạy ra Bắc hợp lực với Nguyễn Tri Phương kháng cự binh Pháp
tại Hà Nội năm 1873). Lòng trung dũng của ba người con cụ Phan, khích
động và mở màn các trận chiến đấu của nhân dân miền Tây, đã khiến cụ
Nguyễn Đình Chiểu vừa khâm phục vừa cảm khái :

« Trống nghĩa Bảo an nghe sấm động,
Cờ thù công tử dậy can qua »

Rồi thì noi gương ấy, dân chúng tự động kháng chiến khắp miền Vĩnh

Long, Cần Thơ, Trà Vinh.

Riêng Cần Thơ, bấy giờ mang danh là huyện Phong Phú khoảng năm

1868, có cuộc khởi nghĩa hào hùng của Đinh Sâm rất đáng kể.

Quân đội Pháp từ khi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây, liền thiết lập cơ cấu

hành chánh trên các vùng chiếm đóng. Buổi đầu cai trị, họ mua chuộc một
số đông tay sai, dùng chính sách đàn áp làm căn bản để siết chặt dân chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.