CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU - Trang 29

Năm sau nữa (1860), Pháp đưa thêm quân đến đánh, Nguyễn Tri

Phương bị thương, mất thành Gia Định. Rồi mất các thành Định Tường,
Biên Hòa. Tiếp đến mất thành Vĩnh Long. Tướng Pháp cho thuyền chiến
đến cửa Thuận An, ép triều đình ta phải ký điều ước, công nhận chủ quyền
của Pháp ở ba tỉnh mà họ vừa chiếm, và đền cho họ hai triệu tám trăm tám
mươi nghìn lạng bạc chiến phí. Ngay sau đó, sĩ dân ta nổi lên chống Pháp.
Ở Nam Kỳ, nổi nhất là các ông Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn
Hữu Huân... Ở kinh đô Huế có Hoàng thân Hồng Tập, Thân hào Nguyễn
Văn Viện bạo động, nhằm giết sứ Pháp và mấy viên quan Nam chủ hòa.

Vĩnh Phúc lắng nghe lịch trình Pháp đánh nước Nam, ông nói xen:

- Vào những năm ấy, quân Pháp và quân mấy nước phương Tây cũng

đánh nước Trung Hoa. Có trận chúng kéo vào Bắc Kinh đuổi vua Thanh,
bắt ký hiệp ước nhượng địa cho chúng. Rồi sau đó, nhà Thanh lại cùng các
nước ấy đánh quân Thái Bình Thiên Quốc, đuổi chúng tôi sang nước Nam.

Với sự đồng cảm, Quang Bích kể tiếp chuyện nước nhà:

- Ký điều ước lần thứ nhất được 5 năm, người Pháp viện cớ dân Nam

Kỳ chống Pháp và dân lương chống dân giáo, họ chiếm nốt ba tỉnh Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên. Tổng chỉ huy Pháp ở Nam Kỳ ngang nhiên
tuyên bố: sáu tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa Pháp. Từ đấy đến nay, triều đình ta
vẫn phải vơ vét vàng bạc để đền chiến phí. Pháp vẫn chiếm Nam Kỳ, vừa
đánh nghĩa quân vừa đặt quan cai trị. Ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, họ dùng các
giáo sĩ xúi giục giáo dân gây rối, viện cớ quan quân ta không trọng đạo.
Xem ý họ đang bí mật chuẩn bị đánh ra ngoài này... Triều đình đã cử Thống
đốc Nguyễn Tri Phương đến Hà Nội, chuẩn bị đối phó.

Ngừng một lát, Quang Bích nhìn Vĩnh Phúc:

- Tình thế đòi hỏi lúc này là ngài phải ra sức đánh giặc Khách. Nay

mai Tây đến, ngài lại phải ra sức đánh Tây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.