tạo cho họ một thể diện để làm theo ý đồ người Pháp. Với binh lính cũng
vậy.
Khi ấy, ở Huế, Khâm sứ Sampô được điện báo phải liên hệ với triều
đình nước Nam, chuẩn bị đón đặc phái viên Pháp.
Hội đồng Phụ chính họp bàn, xin vua Kiến Phúc cho Thượng Thư
Phạm Thận Duật làm Khâm sai Toàn quyền, dự cuộc thương lượng với Đặc
phái viên Pháp. Hội đồng tán thành yêu cầu của Sampô, sẽ cho mười
thuyền lớn ra cửa Thuận An đón Đặc phái viên Pháp và 300 quân tùy tùng;
sửa trại cho số quân đó tạm trú. Khi phái viên đến phải bắn mười lăm phát
súng thần công, chào theo nghi lễ nước Pháp.
Cùng đi với Patơnốt có Râyna, nguyên Khâm sứ Pháp tại Huế. Hỗ trợ
cho Phạm Thận Duật có Nguyễn Văn Tường. Cuộc thương lượng không bị
áp lực quân sự như lần trước, hai bên đều được đưa ra những điều cần sửa
đổi, bổ sung.
Phía Pháp chỉ nới lỏng phần nào những điều vừa qua thắt quá chặt, để
phía Nam đòi hỏi thêm là vừa. Phía Nam không hiểu được ý đồ phía Pháp,
nên vẫn dè dặt trong yêu cầu của mình. Cuối cùng, một dự thảo hiệp ước
mới hình thành với 19 điều. Nội dung bao trùm vẫn là: - Nước Nam chấp
nhận quyền bảo hộ của Pháp. Pháp sẽ thay mặt nước Nam về đối ngoại. -
Quy định lại biên giới "nước Nam" gồm các tỉnh Trung Kỳ, phía trong giáp
tỉnh Biên Hòa (Nam Kỳ); phía ngoài giáp tỉnh Ninh Bình (Bắc Kỳ); các
quan Nam làm việc cai quản như cũ. - Toàn quyền Pháp đặt tại Huế chuyên
giữ việc bảo hộ nước Nam, giao thiệp với nước ngoài; được vào gặp vua,
được có quân Pháp tùy tùng. - Trong địa phận "nước Nam" (tức Trung Kỳ),
tỉnh nào xét thấy cần thì đặt Công sứ, chịu sự quản lý của Toàn quyền Pháp,
có quân Pháp hoặc quân Nam tùy tùng. - Công sứ Pháp ở Bắc Kỳ không
làm việc dân chính mà do các quan Nam làm; Công sứ chỉ kiểm soát việc
đổi hoặc cách chức các quan Nam. - Nước Pháp hứa bảo hộ Hoàng đế nước
Nam an toàn, chống thù trong giặc ngoài, hễ thấy trong "nước Nam" (Trung