trả tiền, gây rối phố phường... Giám mục Puyginhê ngầm tuyển mộ lính
trong giáo dân để khi cần sẽ giao cho Đuypi sử dụng...
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chờ mãi không thấy triều đình ra lệnh
ứng phó. Ông nóng ruột cùng Đề đốc Đặng Tiêu ra bờ sông Nhị quan sát
tình hình. Quân Pháp từ tàu kéo lên ngăn chặn. Ông lại cùng những người
phụ tá cưỡi ngựa đi Nam Định và Sơn Tây, bàn cách ứng phó với bọn khiêu
khích; điều động thêm quân từ các tỉnh lân cận vào đóng trong và ngoài
thành Hà Nội để phòng thủ. Ông nói với Đặng Tiêu:
- Ta làm tướng cầm quân bao nhiêu năm, chưa lúc nào khổ tâm bằng
lúc này.
Nguyễn Tri Phương quê ở Thừa Thiên, xuất thân là một viên thư lại.
Do trí thông minh, lòng ngay thẳng, ông được cử làm quan, từ thấp tiến dần
lên cao. Ông điều khiển việc đánh giặc nhiều phen, ở khắp bốn phương đất
nước. Đánh giặc Pháp từ khi chúng tới bán đảo Sơn Trà, vào Chí Hòa - Gia
Định. Nay ông lại phải đương đầu với chúng tại Bắc Kỳ, được vua ban
kiếm Thượng Phương, được quyền "chém trước, tâu sau". Thế mà một tên
lái buôn Pháp mượn tàu, mượn súng, thuê quân, dám đến đây khinh mạn.
T-ruyện được dịch trực tiếp --tại iREAD-
Có đêm Tri Phương không ngủ, cùng viên Đề đốc đi tuần quanh thành,
úy lạo binh sĩ canh gác, rồi trèo lên lầu thành Cửa Bắc nhìn ra phía bờ sông
Nhị, nơi có đồn và tàu Pháp đóng giữ. Mùi xăng dầu theo gió tạt lại, khiến
nỗi căm giận trong ông đầy lên.
Ít ngày sau, Tri Phương lại phải chịu một nỗi cay cực. Có người Nam
làm bồi dưới tàu Pháp vi phạm quy chế, bị quan Phủ doãn Hà Nội bắt giam.
Đuypi tức tốc cho một đám quân đến phá cửa dinh, bắt quan Phủ doãn
xuống tàu Pháp. Tri Phương được tin, đập tay xuống bàn, trừng mắt nói to: