CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU - Trang 437

đất và bình định. Với sự tính toán của tôi, nếu theo dự án này, có thể sớm
rút được một bộ phận quân Pháp về nước. Đỡ tốn kém binh phí mà có một
thuộc địa có giá trị hơn, kề liền với Nam Kỳ, dễ quản lý. Như thế sẽ không
sợ việc Trung Quốc quay quắt đòi Pháp rút khỏi Bắc Kỳ. Tôi mong ngài xét
kỹ: nên nắm Trung Kỳ, một vị trí chắc chắn mà Trung Quốc không bao qiờ
chiếm nổi, hơn là tiếp tục xâm chiếm Bắc Kỳ, hao người tốn của nhưng
không chắc có kết quả tốt".

Truyện đ-ược b-iên tập tại iread.vn--

Nhận thư của Cuốcxi, Chính phủ Pháp điện cho Sampô về nước để

tham khảo tình hình. Sampô tạm giao công việc của mình tại Huế cho
Pơriđom kiêm nhiệm. Cuốcxi bàn với Pơriđom những việc phải làm tại
Huế, rồi ông ra Bắc Kỳ.

Tới Hải Phòng, Cuốcxi họp với các tướng Bơrie Đờ Lin và Nêgơriê.

Đờ Lin không giấu giếm sự thật ở nơi ông đang trấn trị:

- Vòng vây chung quanh các đồn binh của chúng ta ngày càng khép lại

bởi những toán quân chống đối. Một toán khá đông, gồm những lính cũ của
nhà Thanh và quân Cờ Đen không muốn về nước, cùng những người phu
An Nam chạy trốn, những người dân nghèo khổ ở các làng xóm.... Có toán
quân đóng sát thành Bắc Ninh, thủ lĩnh của họ gần như nắm quyền cai trị cả
tỉnh ấy, bổ quan này, cách quan kia. Cả một vùng phía Đông trung châu
Bắc Kỳ có hoạt động quân sự liên tục. Pháo thuyền Burátcơ bị tập kích.
Ngoại ô Hà Nội, Hải Phòng bị đốt cháy. Ở Lạng Sơn, khi quân Thanh rút
thì quân Nam trở lại cai trị, không có sự giám sát của người Pháp. Nhiều
đội quân của chúng ta ở gần Kép, ở sát thành Sơn Tây bị đột kích bất ngờ.
Ở lưu vực sông Lô, sông Thao, quân chống đối đông hàng mấy nghìn
người, lập một trận tuyến vững chắc và cai trị cả một vùng rộng. Với những
viên thủ lĩnh như Bố Giáp, Đề Kiều, dưới quyền điều đốc của Nguyễn
Quang Bích...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.