Tự Đức buộc phải hô hào toàn quốc chiến đấu. Cũng không thể coi thường
đạo quân Cờ Đen được trang bị tốt, đánh giỏi, đã thành một bộ phận của
quân Bắc Kỳ.
Mặt khác, Giám mục Puyginhê hứa có sự nổi dậy giành chính quyền ở
vùng nhiều giáo đồ, nhưng thực tế chỉ có kết quả phần nào ở vùng Phát
Diệm - Ninh Bình, và mộ được một số lính bản xứ, không đủ đương đầu
với đám dân dũng các thân sĩ Bắc Kỳ chỉ huy khắp nơi.
Một lẽ khác khiến quân Pháp phải lui là: nếu chiếm Bắc Kỳ thì đụng
chạm tới vùng rừng núi giáp Trung Hoa, nơi nhà Thanh coi là dậu lũy của
họ. Họ có thể can thiệp, mặc dù Đuypơrê đã viết thư trấn an cho các viên
Tổng đốc Vân Quý và Lưỡng Quảng khi Đuypi hành động ở Hà Nội.
Phải rút quân, rồi Đuypơrê sẽ phải chịu trách phạt. Ông còn nhớ một
đoạn thư ông gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp: "Tôi sẵn sàng chịu mọi trách
nhiệm về kết quả của cuộc viễn chinh này... dù sẽ phải bỏ rơi, phải gọi về
Pháp hoặc mất chức... Tôi không đòi hỏi người tán thành, không đòi hỏi
viện binh từ Pháp. Chỉ xin ngài làm ngơ để tôi hành động. Nếu thất bại,
ngài cứ tuyên bố là không hề tán thành hành động của tôi...". Bây giờ,
Đuypơrê đã phạm sai lầm thì phải sửa.
Truyện đ.ược cập nhật nhan.h. nhất tại iread.vn.
Phải rút, nhưng rút sao cho đỡ ngượng mặt. Nguồn tin do Gíam mục
Sô-hi-ê đưa từ cuộc đàm phán ở Hà Nội cho hay: Sứ thần An Nam mang
sẵn ý định nhân nhượng Pháp. Khi Gácnhê chết, Trần Đình Túc sợ bị trả
thù, càng muốn ký một hòa ước có lợi cho Pháp. Còn ở Gia Định, Sứ thần
Lê Tuấn đang hội đàm với Đuypơrê. Tuấn cũng chỉ yêu cầu rút quân Pháp
khỏi Hà Nội; triều đình sẽ mở cửa sông Nhị cho tàu buôn Pháp qua lại.
Như vậy, Tự Đức biết thế yếu của mình, không hề biết khó khăn của Pháp,
nên không đòi hỏi gì nhiều. Phải nắm lấy nhược điểm cơ bản ấy, mà ép ký
một hòa ước có lợi cho Pháp, càng nhiều càng hay.