đằng sau... Cố nghĩ được câu mở đầu, quyến mực toan viết, lại thấy nó dở,
phải hạ bút xuống. Rồi những câu hỏi khác rối lên trong đầu: - Xét kỹ hơn,
nên viết hay không? Viết thì viết gì để dẫu hại mà không hại nhiều; có lợi
chung mà anh em không chê trách, kẻ địch không coi thường? Lâu nay địch
chỉ muốn tóm gáy mình, chứ chẳng muốn nói chuyện hòa hoãn. Nó không
giết hết được người chống đối, nên đã dùng cái mồi phú quý để dụ dỗ. Cái
thân mình nay sống mai chết cũng không sao; hệ trọng là việc nước. Làm
một mẹo thuật gì đó để địch bớt ác hiểm, để mình "giữ được quả trứng"...
Cứ nghĩ thế, ông cầm bút lên mấy lần, lại đặt bút xuống. Đầu như kiến đốt,
ong châm. Viết dăm chữ rồi lại xóa ngay, thậm chí không muốn viết chữ
nào. Buông bút, ông đi đi, lại lại trong nhà, quên cả guốc dép. Ông vừa đi
vừa nghĩ, day dứt, băn khoăn. Không viết, dứt khoát không viết!... Nhưng
không viết thì làm cách gì, đã đến lúc vô kế khả thi rồi! Câu hỏi này giày
vò, khiến ông lại phải ngồi xuống ghế, cầm lấy bút.
Truyện- -được dịch -t-rực tiếp tại iREAD
Viết đi, viết lại, dập dập, xóa xóa, thêm vào, bớt ra, nét mực chồng lên
nét son. Tài nhả ngọc phun châu của ông bị tàn lụi vì phải viết bài văn như
thế này. Có ngày ông không viết được vài dòng. Nhưng ở trong cái tình
trạng "trói vào mà đánh", qua gần tháng trời ông cũng phác thảo xong.
Trong khi viết, thỉnh thoảng Bá Ngọc lại đến thăm: - Thầy viết đến đâu rồi?
Bội Châu không đọc cho anh em nghe như những bài văn khác, mà đưa
Ngọc tự đọc rồi góp ý. Ông thấy ngượng mỗi khi đọc cái bài gọi là văn này.
Nhưng Ngọc lại ra vẻ trân trọng bài văn của bậc thầy, hai tay nâng niu, đôi
mắt đăm đăm chăm chú. Rồi Ngọc gợi ý, thêm câu, sửa từ, thêm cả những
ý mà ông không hề nghĩ tới. Ông không đồng tình thì Ngọc tán tỉnh: - Xin
thầy cho đây là tờ ngoại giao, chứ không phải là sách lý luận. Nói ngọt lọt
tai, lạt mềm buộc chặt... Thế là ông nể Ngọc, đưa dần dần vào bài những ý
không phải của ông. Ông chẹp miệng: - Để cho xong việc!