hi vọng đến cách mạng hay cải lương. Quả trứng không vỡ thì mới hi vọng
nở ra gà trống hay gà mái. Điều tối thượng là phải bảo vệ quả trứng.
Ngọc vừa nói vừa quan hình sát sắc vị thủ lĩnh của mình. Rõ ràng ông
đang nghĩ nhiều về luận thuyết của Ngọc, để rồi chọn lấy một chủ trương
cần thiết. Ông là con người có khí phách, dám nghĩ dám làm việc lớn, có
quyết đoán khi cần. Ông thực sự có danh cao vọng trọng, nói nhiều người
nghe, làm nhiều người theo; quy tụ được nhân tài, huy động được vật lực,
cả trong và ngoài nước... Nhưng trong mấy năm ngồi tù đã có lúc ông nản
chí. Viết "Ngục trung thư", ông thốt ra: "Mười năm chạy vạy, một việc
không nên, tội nặng, lỗi sâu, tiếc gì mà sống". Rồi ông tuyệt thực bảy
ngày... Nhưng thấy Âu chiến nổ ra, Pháp bị thua liên tiếp, ông lại ăn uống
để sống mà đón thời cơ. Song thế sự trớ trêu, Pháp lại thuộc phe thắng. Ba
nước Tàu, Nhật, Xiêm là đất đứng, chỗ dựa của ông thành bạn bè của Pháp.
Ông không thể làm ngơ trước thực tế hiển nhiên đó... Đoán tâm trạng Bội
Châu, Ngọc không nói nữa mà chờ ông nói.
Bội Châu bối rối tâm tư, chẳng biết nói gì, toan chỉ ngồi nghe. Nhưng
thấy Ngọc chờ đợi, ông lẩm bẩm như nói riêng cho mình nghe: - Có thể
phải dùng thủ đoạn của Lê Dư!
Ngọc hí hửng trong lòng, nhưng ngoài mặt vẫn tỉnh khô, rồi lẩm bẩm
ra vẻ nói theo:
- Vâng! Có thể...
Thấy Ngọc nói vậy, Bội Châu hiểu là Ngọc đồng ý. Ngay sau đó, ông
nảy ý định viết một bài luận văn mang tính hòa hoãn.
Vốn là người cấu tứ, lập ý nhanh, cầm bút thả chữ dễ dàng, mà nay
ông như người bất lực trước tờ giấy trắng. Ông cố nghĩ cái ý chung, cái ý
mà ông chưa từng phải nghĩ tới mấy chục năm qua. Ông thấy mình như kẻ
đang thuận chân đi lên phía trước, nay bỗng phải cúi đầu, quay bước lại