CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU
Bút Ngữ
www.dtv-ebook.com
Chương 94
Ở làng Đạo Hoàng, Ấm Đoan dần dần quen với việc làm ăn của người
sĩ phu - nông phu. Ngày cùng mấy đứa con xới vườn, cuốc nương, trồng
rau, gặt lúa. Tối tối giúp vợ xay thóc, cùng con giã gạo. Nhưng ông vẫn đau
đáu một niềm ưu quần, ái quốc... Một hôm, Công Riệu đem về cho ông bài
"Tân niên từ" của Phan Bội Châu. Ông đọc đi đọc lại, mà cảm thông sâu
sắc với người đồng chí - người thủ lĩnh đã ngoài năm chục tuổi đời. Ông
cầm bút viết bài thơ tặng Bội Châu, cũng là để tỏ tình thân ái và niềm tin
cậy: - Chân trời mong ngóng nhạn đưa thư / Đằng đẵng bao năm nỗi đợi
chờ / Huyết lệ một dòng son vẫn chảy / Tâm thư mấy bức nét đâu mờ /
Quan hoài đàm đạo còn ghi tạc / Nghĩa cả thề nguyền chẳng dám ngơ /
Chưa toại ba sinh đền nợ nước / Đá vàng dù nát vẫn trông chờ.
Cảm kích trước hành động của người hiệp sĩ ám sát kẻ thù, Đoan viết
luôn bài "Điếu Phạm Hồng Thái" bằng chữ Hán, dịch nghĩa với những câu:
- Quốc thù là trọng, coi nhẹ thân mình / Vì non sông mà rửa nỗi bất bình /
Thà ung dung bước vào chỗ chết, còn hơn nhẫn nhục tham sống / Vì dân
trừ hại, chí anh thật là tráng liệt / Chỉ tiếc mộng giết giặc chưa thành / Khí
tiết anh hùng ngàn năm còn mãi / Cùng với Kinh Kha để lại danh thơm.
(Kinh Kha, hiệp sĩ nước Triệu định giết vua Tần tàn bạo, nhưng không
được mà mình bị hại).
Truyện được dịch tại -i-READ.vn--
Bài văn viết về Phạm Hồng Thái cũng gửi cho Bội Châu, ông lẩm
bẩm: "Viết về người chết để người sống đọc, để từ cái chết anh hùng mà
sống oanh liệt hơn".