CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU - Trang 951

Đoan chăm chú nghe rồi nghị luận:

- Vậy là họ nghĩ rộng, vươn xa, làm to, nhiều điều tân tiến đấy. Đúng

là phượng hoàng sơ sinh!

Riệu nhất trí với Đoan và nói thêm:

- Bội Châu cũng đã làm đơn chống án. Nhưng bọn thực dân rất lì lợm,

bất chấp công lý, bất chấp nhân tình. Những luồng dư luận xôn xao bênh
vực Bội Châu không đủ khiến họ thay đổi bản chất xấu xa. Hội đồng bảo
hộ do Rôbanh, Thống sứ Bắc Kỳ chủ tọa, họp bàn, vẫn bác đơn chống án
của Bội Châu, và chuẩn y cái án tù chung thân của tòa Đề hình.

Việc làm đó của người Pháp chỉ khiến dân Nam phản đối hơn. Nhân

khi Toàn quyền Varen sang Hà Nội nhận chức, tại các đường phố mà ông ta
sẽ đi qua nổ ra những cuộc biểu tình, đông người tham dự. Đàn ông, đàn
bà, thợ thuyền, người buôn, nhiều nhất là học sinh, thanh niên. Họ trương
các biểu ngữ "Tha cho Phan Bội Châu";"Đả đảo chính sách thuộc địa bằng
roi vọt".

Đoàn ô tô nhỏ gần chục chiếc, trong đó có xe chở Varen, chầm chậm

len giữa những người biểu tình. Những ngày qua, Varen đã biết ở Hà Nội
có vụ xử Phan Bội Châu. Nay chính mắt ông thấy nhiều người đòi tha
Châu, phản đối chính sách của Pháp. Là quan cao nhất ở xứ này, ông không
thể làm ngơ. Coi chừng trách nhiệm trút lên đầu ông, chứ không phải là cái
Hội đồng Bảo hộ dưới quyền ông. Thế rồi ông điện về chính quốc, xin vị
Giám quốc Pháp ân xá cho Bội Châu. Lời đề nghị bất đắc dĩ của Varen
được chấp thuận một cách bất đắc dĩ.

Ngày 24-12-1925, Phan Bội Châu được tha. Nhưng không phải họ tha

thì ông được tự do. Họ có ngay cách giam lỏng ông. Họ đưa ông về ở nhà
viên thị lang bộ Binh là Nguyễn Bá Trác. Trác đã từng theo Bội Châu du
học ở Nhật, Tàu, có hoạt động chống Pháp. Nhưng Trác ham danh lợi, sợ tù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.