tội, ra đầu thú, được làm quan. Nay Châu ở nhà Trác, có lính canh giữ. Các
nhân sĩ, đồng bào, nhất là học sinh, gặp khó khăn khi đến thăm Châu. Họ
đến nhà Trác phản đối việc giam lỏng Châu. Một số sinh viên cao đẳng Hà
Nội viết thư gửi Châu, có câu "Đất Thừa Thiên, nhà Bá Trác không phải là
nơi dung thân cho tiên sinh".
Các nhân sĩ Huế thuê nhà dân để Châu ở và gặp gỡ đồng bào. Nhà
cầm quyền phải chấp thuận.
Nhà ở của Bội Châu trở thành nơi cho đồng bào, có cả quan lại, công
chức, đến thăm ông, từ Nam ra, từ Bắc vào, nhộn nhịp và cảm động. Nhà
cầm quyền lo có thể xảy ra cuộc tụ tập đông người, "bất lợi cho an ninh".
Họ triệu tập Bội Châu đến công sở để răn đe. Hàng trăm học sinh kéo đến
yêu cầu để ông được tự do đi lại...
Tr.uyện đ.ược cậ.p nhật nhanh nhất tại iread.vn.
Thiện cảm đối với Bội Châu ngày càng tăng. Bà con góp tiền làm một
ngôi nhà tranh tre, nứa lá, ba gian xinh gọn, để ông có nơi trú thân và tiếp
khách, không phải mướn nhà, ở thuê.
Nhà ông ở dốc Bến Ngự. Nhân sĩ và đồng bào các giới thuận tiện đến
thăm ông. Nhà cầm quyền thấy một địa điểm quan yếu như thế cần được
theo dõi. Sônhi, chánh mật thám Trung Kỳ, cho tay sai đến đó, trà trộn với
đồng bào để "thăm" ông. Bản thân Sônhi có lúc cũng làm ra vẻ tôn trọng,
thăm hỏi và tặng quà Bội Châu.
Được ở một cái nhà đồng bào làm cho, Bội Châu coi nó như của mình.
Ngày ngày ông xuống bếp, ra vườn, ông nhớ lại cảnh nhà xưa kia. Nơi ấy,
đã hơn hai chục năm, ông chưa có dịp về thăm, nhưng không quên bao kỷ
niệm êm đềm. Có cả kỷ niệm xót xa... Nơi ấy, trước khi đi xa, ông tưởng sẽ
xếp mọi việc về một bên, hoặc quên khuấy cho đỡ bịn rịn. Nhưng rồi ông