vẫn nghĩ về vợ con. Tối hôm ấy chờ con ngủ say, ông thì thầm với bà: - Tôi
sắp phải đi xa. Tôi bàn với mình một việc...
Bên ánh đèn vặn nhỏ bằng hạt gạo, ông nhìn bà thăm dò. Người vợ
ông hiền hậu ít nói, quen an phận thủ thường, mọi việc đều tin cậy chồng,
bảo sao nghe vậy. Nhưng nay thấy chồng dặn dò, hẳn là việc không bình
thường, bà hỏi:
- Vừa qua, vào Nam ra Bắc, ông đi mà không phải dặn dò, nay sao
lại...?
Ông quay nhìn con, e nó ngủ chưa say:
- Lần này đi xa hơn. Thằng Tây mà biết hẳn không tha tội. Chồng bị
bắt thì vợ liên lụy... Tôi định làm một tờ ly dị...
Tới đó, ông thấy khó nói. Bà cũng thấy khó nghe, chau mày nhìn ông:
- Ông đừng nói vậy!
Ông đặt tay lên vai bà:
- Để tôi nói đã... Làm tờ ly dị giả vờ thôi. Tôi viết, tôi ký, mình giữ
lấy. Nói dại... nếu tôi bị bắt thì mình đưa tờ ấy ra. Họ sẽ cho là tôi với mình
không còn tình nghĩa. Sẽ không phiền phức cho mình, cho con.
Ông thấy bà im lặng. Rồi bà kéo vạt áo thấm nước mắt. Nay đã qua
hàng chục năm, vợ chồng đều già, vẫn mỗi người một nơi. Ông chưa được
về thăm bà. Bà cũng chưa tiện ra thăm ông. Thân phận người mất nước biết
mấy đau buồn.
Ở ngôi nhà Bến Ngự được một năm, Bội Châu nghe tin Phan Chu
Trinh đau yếu rồi từ trần. Châu cảm thương người bạn đầy lòng yêu nước
thương dân, bị Pháp bắt đầy ra Côn Đảo. Hết hạn tù, Chu Trinh sang Pháp,