Có điều ông hối tiếc nhưng chưa đưa vào phụ trương của sách đó. Ấy
là cái năm 1917, ông từ nhà tù Quảng Đông ra, liền nghĩ ngay, nghĩ nhiều
đến việc về nước làm cuộc đại vận động tại chỗ. Do đó chưa lưu tâm mấy
về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Cuộc cách mạng ấy nhanh chóng làm
hậu thuẫn cho cách mạng Trung Hoa, nhưng ông không nhạy bén coi nó
cũng là nơi ỷ giốc của cách mạng nước mình. Đây là điều bất cập của ông.
Tiếc thay!
Nhớ lại, sau khi cách mạng Nga thành công được ba năm, ông hiểu
thêm sức sống mạnh mẽ của nó qua thử thách, rồi ông viết về lãnh tụ của
nó "Vĩ nhân của nước Nga Đỏ". Ông nêu rõ mấy ý chính: "Những nhân vật
thân thủ tạo ra nhà nước "Lao - Nông" có một số, nhưng người ưu tú nhất
là Lênin, là bậc kỳ khôi đầu tiên. Đấy là nhà chiến lược cách mạng, trước
đây chưa từng có và sau này cũng vậy. Từ lúc bắt đầu cuộc cách mạng,
Lênin đã phát huy cả trí lẫn dũng. Khi Lênin từ nước ngoài về Nga thế lực
như bão tố, khiến kẻ đối kháng thấy sức mạnh và tai vạ đến trước mặt
chúng. Lênin được tầng lớp bình dân tin tưởng, rằng được người lãnh tụ vĩ
đại như thế che chở cho mình trong cơn bão tố thì không lo ngại gì. Đối với
kẻ địch thì Lênin là người đáng ghét. Đối với phe mình thì Lênin là vị Phật
Tổ đại hùng, đại lực, đại từ bi...".
Truyện được -cập nhật nhanh nhất tại i-read.vn--
Bội Châu còn thấy bản cương lĩnh Đảng Quốc Dân Việt Nam được
sửa đổi theo lời góp ý của Lý Thụy, ít nhiều có màu sắc của Cách mạng
tháng Mười Nga. Song ông chưa kịp đem đến Quảng Đông cho các đồng
chí mình thảo luận thì ông bị bắt. Những người kế tục ông đành theo cương
lĩnh cũ mà làm, nó thiếu cách tân và bất túc. Không hiểu họ thực hành ra
sao?
Ông quan tâm nghe ngóng tình hình, dẫu chỉ như nước nhỏ giọt. Ông
biết Hội Thanh Niên của Lý Thụy ở Quảng Châu (Quảng Đông) bị bọn
phản bội trong giới cầm quyền nơi ấy ngăn cấm. Ở Trung Kỳ vừa xuất hiện