- Hoa Tây khác với người Tây... Người Tây cũng xấu tốt khác nhau...
Ông có nghe trạng sư Bôna người Pháp cãi tội cho tôi không? Người năm
bảy hạng, của muôn loài.
- Dạ... có!... Nhưng hiếm hoi.
Cụ Phan gật đầu. Tưới cây xong, cụ vào nhà, vừa uống trà vừa lấy
sách ra đọc. Có một cuốn in từ thời Thành Thái, năm Mậu Ngọ (1918).
Cuốn này tưởng không còn được đọc vì nhà cầm quyền Pháp xếp vào loại
sách cấm. Vậy mà có một thầy khóa trẻ từ Nam Định vào thăm cụ, trao một
gói cuộn lá chuối trông như gói giò nhỏ, mở ra là cuốn sách đó. Cuốn "Việt
Nam nghĩa liệt sử", soạn giả: Đặng Đoàn Bằng. Tu đính giả: Phan Thị Hán.
Cụ có một cuốn vẫn giữ như bảo vật. Khi cụ bị bắt, cuốn đó để ở Hàng
Châu cùng những sách quý khác.
Cụ nâng tập sách trên tay, lòng rưng rưng như gặp lại bạn thân. Ngày
ấy, cụ nói với Đặng Đoàn Bằng: "Anh viết tốt, nên dành Công sức làm một
việc rất cần, là viết về các trang liệt sĩ. Hành động phục thù báo quốc của
họ thật đáng lưu danh vạn thế". Đoàn Bằng vâng lời.
Cụ nhẹ nhàng mở từng trang sách, đếm lại từng bài. Trong khoảng
hơn mười năm của phong trào Duy Tân, có năm mươi người vì nước quên
thân được nêu danh ở đây. Người xếp đầu sách là Tăng Bạt Hổ. Người cuối
sách là Lương Lập Nham, theo thứ tự: mất trước viết trước, mất sau viết
sau. Cụ đọc lại từng bài, nhớ lại từng người, Nguyễn Hàm, Đặng Thái
Thân, hai người thành tâm ái quốc, từ buổi đầu cùng cụ lập Nghĩa Hội. Có
cả những trang ghi về "Chống thuế Trung Kỳ", "Hà thành đầu độc"... Tuổi
già ít nước mắt nhưng cụ phải đưa khăn lên thấm thấm.
Truyện. được dịch trực tiế.p tại. iREA.D
Đọc xong cuốn sách, cụ nhớ còn những người đáng viết mà chưa viết -
Nguyễn Thượng Hiền, Mai Lão Bạng, Phan Chu Trinh, Đặng Tử Kính và