Bắc, lên biên giới Tàu, rồi lại đi bộ sang Quảng Tây. Tiếp đó mới có tàu
thủy chở sang Nhật. Mậu nhiều tuổi hơn, chăm học tập, giỏi hơn anh em.
Được Hội cử làm Tổng chỉ huy quân đội. Ở trong nước, vua Duy Tân
phong làm tướng. Vậy là có tín nhiệm lắm. Mậu đứng ra tuyển mộ lính, lập
đội ngũ đánh Pháp. Nhưng không lâu, bị Pháp bắt. Nó tra tấn, chết đi sống
lại, không chịu lộ điều gì có hại. Có người Pháp chân chính, trọng chí khí
của Mậu, không muốn Mậu bị xử tử, mà chỉ kết án tù chung thân. Bọn quan
tòa tàn bạo thì quyết bắn. Khi ra bãi bắn, Mậu đọc đôi câu đối:
Yêu nước tội gì, tin có tinh thần là sống mãi,
Ra quân chưa thắng, hãy đem tâm huyết gửi đời sau.
Thấy hai ông già tỏ ý khâm phục Trọng Mậu, cụ Phan hỏi:
- Người như Trọng Mậu dẫu chẳng dựng bia người đời vẫn coi trọng.
Người như Nguyễn Thân dẫu có viết bài tán tụng hoặc cãi tội cho, thậm chí
còn muối mặt dựng bia, thì người ta càng chửi cả tớ lẫn thầy. Phải không?
Rồi cụ nhấp một ngụm trà, chuyển sang chuyện khác:
- Bây giờ Cộng Sản lắm người tài trí. Pháp nó đưa ai lên máy chém, ra
bãi bắn, tức là người ấy xứng đáng được dựng bia, khắc chữ. Họ không
thoái chí, thoái bộ, người này ngã, người khác tiến. Qua chặng Xô viết
Nghệ - Tĩnh lại đến chặng Mặt trận Dân Chủ. Mỗi chặng rèn luyện như thế,
dân trí nâng lên, dân khí mạnh hơn, dân tình đoàn kết hơn... Mà dân thì
nhiều như nước. Nước làm cho thuyền nổi, cũng làm cho thuyền chìm. Vì
vậy thời xưa Khổng - Mạnh đã nói: "Dân vi bản", "Dân vi quý".
Tr-uy-ện được dịch t-rực- tiếp tại iREAD
Hoàng Hành theo đà hỏi:
- Thưa thầy... nghe nói tình hình lúc này lại khác rồi ạ?