Capabilities of Firms: An Introduction,” Industrial and Corporate Change
3, no. 3 (1994): 537–556; R. M. Grant, “The Resource-Based Theory of
Competitive Advantage,” California Management Review 33, no. 3 (1991):
114–135; và J. Barney, “Organizational Culture: Can It Be a Source of
Sustained Competitive Advantage?” Academy of Management Review 11,
no. 3 (1986): 656–665. Chúng tôi tin rằng trong nhiều trường hợp, những gì
đã trở thành tranh luận về định nghĩa thực sự là do thất bại trong việc phân
loại. Cơ cấu và lý thuyết trình bày trong chương này được tóm tắt theo hình
thức sơ bộ trong một chương được bổ sung vào ấn bản thứ hai của Cuốn
The Innovator’s Dilemma. Mô hình này bước đầu đã được công bố trong
Clayton Christensen and Michael Overdorf, “Meeting the Challenge of
Disruptive Change,” Harvard Business Review, March–April 2000.
3. Kết quả nghiên cứu được báo cáo bởi các nhà tâm lý học quản lý RHR
Quốc tế chứng thực ước tính này. RHR gần đây đã công bố có đến 40%
giám đốc điều hành cấp cao mới được tuyển đã thôi việc, hoặc làm việc
kém hiệu quả, hoặc bị sa thải trong vòng hai năm nhận vị trí mới (Globe &
Mail, 1 April 2003, B1).
4. Tom Wolfe, The Right Stuff (New York: Farrar, Straus, and Giroux,
1979).
5. Phù hợp với khẳng định của chúng tôi trong chương 1 về cách một lý
thuyết mạnh mẽ có thể mang lại khả năng dự báo cho một dự án như thế
nào, nhiều nghiên cứu thời kỳ đầu về cách thuê đúng người cho đúng công
việc đã phân loại các nhà quản lý tiềm năng theo các thuộc tính của họ.
Hãy nhớ rằng các nhà nghiên cứu ngành hàng không thời kỳ đầu đã quan
sát thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa việc sở hữu các thuộc tính như
cánh và lông vũ và khả năng bay. Nhưng họ chỉ có thể khẳng định về mối
tương quan hay liên kết chứ không phải nhân quả. Chỉ khi các nhà nghiên
cứu xác định cơ chế về cơ bản gây ra, và sau đó hiểu được những hoàn
cảnh khác nhau mà người thực hành gặp phải thì mọi thứ mới có thể được
dự đoán chính xác hơn. Trong trường hợp này, sở hữu nhiều thuộc tính cần
có có thể có tương quan khá lớn với sự thành công trong nhiệm vụ, nhưng
nó không phải là cơ chế quan hệ nhân quả cơ bản của thành công.