Tính toán theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, (2010), Vietnam: 2010
Article IV Consultation—Staff Report and Public Information Notice.
IMF, Tham vấn điều khoản 4, năm 2003; 2006; 2010.
http://www.economywatch.com/economic-statistics/economic-
indicators/Current_ Account _ Balance_US_Dollars/ truy cập ngày
24/02/2011.
Bản thân việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai về nguyên tắc là
không tốt và cũng không xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới
khủng hoảng cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền. Tuy nhiên, dường như
có một quan niệm khá phổ biến (không chỉ ở Việt Nam) là (i) nhập siêu và
thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế yếu
kém; và (ii) xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai là điều tốt và
thể hiện một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù trong một số ít
trường hợp, quan niệm như trên không phải là không đúng, nhưng theo ly
lý thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy. Trong nhiều trường hợp, thì
thâm hụt cán cân thương mại là lại thể hiện một nền kinh tế đang tăng
trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ
hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm
trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc
gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tức là một quốc gia có thể sử dụng
nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Ngược lại, một
tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế,
dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt
hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong
nước.
Các nguồn vốn này đều có khả năng giảm mạnh nếu thâm hụt lớn vẫn diễn
ra trong năm 2011.
Có thể lý giải điều này bởi là do hàng hóa từ Trung Quốc có tính cạnh tranh
cao về giá cả, bên cạnh đó khoảng cách công nghệ với Việt Nam không
nhiều như từ các nước phát triển nên với trình độ lao động và kinh tế của
Việt Nam thì những hàng hóa này sẽ dễ dàng được hấp thu hơn.