CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN
CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN
Ngô Thu
Ngô Thu
Chương 59
Chương 59
Sứ Giả Đại Thanh
Sứ Giả Đại Thanh
K
inh thành Phú Xuân, ngày 22 tháng 10 năm 1805.
Đã bốn năm kể từ ngày đăng cơ. Dạo gần đây, Nguyễn Quang Toản bận
tối tăm mặt mũi. Nếu không phải bận vì xử lý quốc sự thì cũng là tham dự
lễ động thổ một công trình nào đó hay tiếp kiến đoàn sứ giả của các nước
lân bang. Nói đến đoàn sứ giả, phải nói rằng trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc từ nghìn năm qua, triều đại mà Toản cùng quần thần của
mình tiếp xúc với thế giới bên ngoài là nhiều nhất. Và đây cũng là triều đại
mà Việt Nam được nhiều nước biết đến nhất. Chỉ trong bốn năm ngắn ngủi,
chiếc ao làng xứ nhược tiểu Á Đông không còn đủ chỗ cho con rồng nghìn
năm say ngủ vùng vẫy nữa. Nói như thế không phải điều này là một kỳ
tích, một phép lạ. Nó đến từ những cố gắng, những tiền đề của nhiều năm
trước. Ban đầu, với chỉ một mốt bang giao ngang hàng duy nhất là Anh Cát
Lợi, dĩ nhiên là chưa kể đến các nước chư hầu như Ai Lao, Cam Bốt, ngày
nay, hầu như tất cả các nước ở châu Âu đều biết đến tên gọi Việt Nam.
Trong số đó, có những nước đã thiết đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Cũng có những nước không đặt bang giao mà chỉ là quan sát động thái ở
đây, phần đông trong số đó là những đồng minh của Phú Lang Sa. Cũng có
nhiều nước bắt đầu cầu viện như Mã Lai, Phi Luật Tân, Miến Điện. Ngay
cả một cường quốc mới nổi khác là Phù Tang cũng đặt vấn đề ngoại giao.
Ở nhóm nước châu Âu, mục đích thiết lập ngoại giao của họ chủ yếu là
vì những khẩu súng TSG. Chính sự thành công của quân đội Anh Cát Lợi
làm người ta ngày càng tò mò về loại vũ khí tiện lợi này. Ngay cả người