triển rực rỡ, tàu thuyền tấp nập, thương nhân các nước đổ về buôn bán ngày
càng nhiều. Đương nhiên, được lợi lớn nhất là người Phú Lang Sa. Họ chấp
nhận thương buôn của các nước khác, xem như đây là một phần quốc gia
của mình ở miền Viễn Đông. Các chính sách cấm buôn bán với Tô giới mà
Triều đình âm thầm đặt ra không những không thu được kết quả gì. Ngược
lại, người dân Việt ngày càng nhìn thấy khả năng làm giàu từ những phi vụ
buôn bán, từ nông sản đến vải vóc và các hàng hóa thủ công mỹ nghệ. Vua
Gia Long và các quần thần đều biết nhưng chẳng làm gì được, họ không
còn quyền can thiệp vào vùng Sài Gòn được nữa.
Đối với bá quan và cả Nguyễn Ánh nữa, họ nghĩ bất cứ lúc nào cũng có
thể dẹp Tô giới được. Chỉ cần cho quân lính bao vây trên bộ và đưa chiến
thuyền chặn đường vào của cảng Sài Gòn là được. Trước mắt, chưa thể làm
căng với những người phương Tây này. Vì giờ đây, trong Tô giới ngoài
người Phú Lang Sa còn có người Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nếu
mạnh tay vào lúc này, các nước trên sẽ bắt tay vây công và sẽ có rắc rối
lớn. Mục tiêu hiện tại là dẹp tan nội loạn, thống nhất Giang sơn rồi mới tính
tiếp.
Nói như thế không có nghĩa là mọi người đều không có sự đề phòng.
Chí ít, có hai người cực kỳ lo lắng, đó là Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh
và Trịnh Hoài Đức. Nhưng “tay đông mới vỗ nên kêu”, chỉ có hai người họ
thì làm được gì. Trong bí mật, hai người này đã gặp gỡ nhau, cùng vạch ra
những điều cần làm trong tương lai.
- Thái tử – Trịnh Hoài Đức nói. – Ngài xem, bá quan thì nhiều nhưng
không có ai đánh giá đúng nguy cơ đến từ những người phương Tây cả.
Chỉ hai chúng ta thì chẳng làm nên trò trống gì.
- Ông nói đúng. Hơn ai hết, ta quá hiểu sức mạnh của người Phú Lang
Sa và những nước Châu Âu. Dù cho chúng ta có đem mười vạn binh mã
tiến đánh cũng chẳng thể thắng dù quân lực của họ chỉ có một phần ba của
ta đâu. Họ được trang bị những vũ khí mới nhất, trong khi ta vẫn còn dùng