Sự trưởng thành của Bảo làm ba anh em Toản không còn cảm thấy bất
an và ghét bỏ người anh họ này nữa. Ngược lại, ba anh em còn tỏ ra yêu
mến và coi trọng Bảo hơn xưa không biết nhiều hơn bao nhiêu mà kể. Và
cũng chính vì điều này mà Nguyễn Bảo đã triệt để thay đổi suy nghĩ của
mình. Martin Luther King, một nhà hoạt động vì nhân quyền nổi tiếng
khoảng nửa đầu thế kỷ hai mươi có một câu nói rất nổi tiếng: “Yêu thương
là sức mạnh duy nhất có thể biến kẻ thù thành bạn”. Câu nói này có lẽ
chính xác hoàn toàn với trường hợp của Bảo. Thời gian qua mau, Bảo dần
được cất nhắc lên vị trí Phó Tư lệnh Quân đoàn hai và tước Bình An Hầu.
Từ cách nay hai năm, Toản còn cho Bảo theo học cùng Phan Huy Ích. Anh
nhận thấy người anh họ của mình ngoài tố chất về quân sự còn có thiên phú
về ngoại giao. Toản muốn Bảo phát huy tài năng này của anh. Toản muốn
Bảo sẽ là người tiếp theo Bàn xây dựng mối quan hệ bang giao với các
nước khác sau này.
Quay trở lại với câu chuyện của chúng ta. Nguyễn Bảo bước vào cùng
với bốn người khác, trong đó, hai người là lính Tây Sơn, còn lại chính là
Vannier và Dayot, hai sĩ quan đánh thuê Phú Lang Sa phục vụ trong quân
Việt Nam.
- Anh hai, chẳng phải anh đang ở đèo Cù Mông sao? Chẳng lẽ… - Đúng
vậy, chiến sự đã kết thúc. Anh đã mang theo thư tín của chú hai, Tổng tư
lệnh tạm quyền của hỗn hợp ba quân đoàn đến cho chú. Sự tình thế nào thì
anh sẽ nói sau. Trước mắt là xử lý hai tên này.
Tuy rằng nhà Tây Sơn đã đánh tan quân Phú Lang Sa, cứu giang sơn
thoát khỏi họa ngoại xâm và biết phe mình đã bị đánh bại nhưng khi thấy
đối phương bắt trói hai người có vị trí rất cao trong quân đội của mình, mấy
vị quan của nhà Nguyễn cảm thấy thiện cảm của mình với nhà Tây Sơn
giảm đi mấy phẩn. Họ thay đổi ngay cái nhìn của mình với những người
trước mặt. Sự thay đổi này dù rất nhỏ nhưng làm sao qua khỏi ánh mắt của
Bàn. Anh nói: