"Ái chà chà! Chú tư nhà mình thật là cao minh. Làm như vậy là hoàn
toàn dập tắt tư tưởng nổi loạn của Nguyễn Ánh rồi đây". Cả hai người anh
của Toản không hẹn mà lại cùng nhau có chung suy nghĩ. Quả thật đây là
nước cờ cao minh. Một mặt giúp Ánh thuận lợi làm Thái thượng hoàng.
Mặt khác, Ánh sẽ không còn lý do gì để mà phản lại nữa. Cả hai anh em
nhìn nhau và cùng cười. Quang Thuỳ lên tiếng nói:
- Phải đó. Nhưng không chỉ có chú tư nhà ta. Cả ta và chú ba cũng
muốn nhận ngài làm nghĩa phụ. Chú Ánh à, xin ngài hãy chấp nhận.
- Con cũng đồng ý. - Quang Bàn nói thêm - Chú cũng biết Phụ hoàng
chúng con mất sớm. Chú tư còn ít tuổi nên thiếu sự chăm sóc của Người
nên không có gì phải bàn. Ngay cả hai người con lớn chúng con, từ nhỏ đã
phải xa Người mà cùng các chú lăn lộn sa trường. Chúng con cũng thèm
muốn có được tình thương của người cha. Vả lại, Thái tử Cảnh cũng là một
trong những người con nể trọng, trước mộ cậu ta, chúng con xem nhau như
anh em. Gọi người một tiếng nghĩa phụ cũng không có gì quá đáng.
Một người như Ánh làm sao mà lại không hiểu được tâm tư và suy tính
của mấy anh em họ. Nhưng ngẫm lại, ông thấy Bàn nói vô cùng có lý. Vả
lại, ông vừa mất một đứa con, nay bỗng dưng được đền bù bằng ba đứa
khác, lại tài giỏi vô song thì còn gì bằng. Ông nói:
- Nếu các con không ngại như vậy thì ta hà cớ gì mà không nhận ba con
làm nghĩa tử?
- Nghĩa phụ trên cao, xin nhận một lạy của nghĩa tử.
Ba anh em đồng thanh nói và lạy Ánh một lạy. Phải nói cái lạy này có
giá trị vô cùng khi mà nó mang lại sự ổn định cho cả đất nước. Từ chính cái
lạy này, Giang sơn mới thật sự gọi là thống nhất.
Đoạn, Ánh và Toản tiếp tục nói về kế hoạch của họ. Toản cũng hé lộ
một ít về thể chế mới. Anh biết mình không thể áp dụng ngay lập tức mà là