Nhân việc đã tích lũy đầy đủ quân lương, quân nhu, trẫm quyết tâm
đánh một trận cuối cùng với mười lăm vạn quân. Định bụng, trận này sẽ
dẹp tan Nguỵ quốc mà giờ đây ta phải gọi bằng tên đúng là nhà Tây Sơn.
Đến khi hai quân chính thức đụng độ, trẫm nhận ra một sự thật. Đối
phương cũng là một phương thái bình thịnh trị. Cảnh Thịnh là một vì vua
trẻ, tài giỏi và yêu dân như con. Quân đội của họ mạnh hơn ta nhiều lắm.
Mười lăm vạn quân chỉ còn hơn bảy. Bại cục đã định.
Trong lúc này, giặc Phú Lang Sa lại lập mưu giết Thái tử, xâm chiếm
nước ta. Điều bất ngờ lại là chính Cảnh Thịnh đến gặp trẫm. Anh ta đề nghị
trước mắt bãi binh, lại phái quân thần tốc tiến về giải cứu Gia Định. Và sự
thật đã chứng minh là việc đồng ý bãi binh là chính xác.
Trẫm nhiều đêm qua suy nghĩ rất nhiều. Thực tế là quân ta bại cục đã
định. Nhưng Cảnh Thịnh lại không lấy đó làm kiêu ngạo, lại bày cho ta một
kế để "cả hai cùng thắng", giấu nhẹm trận thua của chúng ta. Từ đó cho
thấy đây cũng chính là một vì vua nhân đức mà cả Giang sơn đang cần.
Trẫm quyết định hoà giải với nhà Tây Sơn. Mới hôm qua thôi, trẫm quyết
định thu ba anh em nhà Tây Sơn làm nghĩa tử.
Nay, trẫm lại ra một quyết định. Từ sau ngày hôm nay, trẫm sẽ thoái vị,
nhường ngôi cho Cảnh Thịnh. Từ nay Giang sơn đã thực sự thu về một
mối.
Vậy các Khanh khi xưa đã tận trung với trẫm thế nào thì nay cũng hãy
tận trung với nghĩa tử ta như vậy.
Khâm thử"
Cả triều thần phút chốc cảm thấy sững sờ. Thật ra, việc Nguyễn Ánh
thất bại là điều mà ai cũng đều biết. Từ chính việc ông về Gia Định cùng
Toản đã tố cáo tất cả. Họ cũng lờ mờ đoán ra giữa hai vị vua có một thỏa
thuận ngầm nào đó. Thật không ngờ, chính Toản là người đề nghị Ánh giấu