nhẹm việc mình bại trận. Thế mà chính ông lại tự thừa nhận thất bại của
mình. Qua đó cũng thấy rõ đây quả là hai con người cao thượng và biết
nghĩ đến cảm nhận của đối phương, biết nghĩ đến lê dân và đáng được mọi
người tận trung. Giữa lúc mọi người im lặng, Toản lên tiếng:
- Nghĩa phụ. Sao người không nghe con, giấu nhẹm kết quả chiến cuộc
đi? Phải giữ trong lòng các quan và bá tính hình tượng một vị vua oai hùng
chứ. Đằng này...
- Nghĩa tử! Ta biết con suy nghĩ cho ta. Kế sách "cả hai cùng thắng" quả
thật là tuyệt. Thế nhưng, "cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra". Mọi
người rồi cũng sẽ biết. Chi bằng chính ta thừa nhận tất cả. Vậy sẽ tốt hơn.
- Thần đồng ta với Bệ hạ. - Một vị quan già bước lên - Thật thần rất
phục hai vị. Người làm nghĩa phụ thì dám nhìn thẳng vào sự thật. Người
làm nghĩa tử lại biết hy sinh cái tôi của kẻ chiến thắng, hướng đến lợi ích
của dân tộc trước hết và nghĩ đến sĩ diện của nghĩa phụ. Cho dù trong hai
vị, ai là vua, thần cũng thề tận trung.
- Đúng vậy! Chúng thần thề tận trung.
- Quang Toản! Con thấy chưa? Đôi khi dám nhìn thẳng vào sự thật lại
tốt hơn rất nhiều so với né tránh. Đây chính là kinh nghiệm của người đi
trước.
- Nhi tử đã hiểu. Xin nghĩa phụ an lòng. Bởi vậy, việc người lui vào hậu
trường làm cố vấn cho con với tư cách Thái thượng hoàng là phúc của con,
phục của lê dân trăm họ.
Vậy đấy. Cuối cùng cuộc nội chiến kéo dài cả trăm năm kết thúc bằng
một cách không ai dám nghĩ tới. Không có sự trả thù tanh máu. Không có
cảnh nồi da xáo thịt. Tất cả đều đến từ những con người được xem là thiên
tài và biết nghĩ cho dân tộc. Vậy là từ nay, lịch sử nước nhà chinh thức
bước sang trang mới với viễn cảnh voi cùng tươi sáng.