chủ của mình. Đó cũng chính là lý do vì sao khi năm xưa vua Quang Trung
dù ai cũng biết là anh minh thần võ cũng không cách nào bắt được Nguyễn
Ánh, dân chúng che chở cho ông ta. Rồi các vị nhân sĩ giỏi giang nức tiếng
cũng không hề muốn giúp sức cho vị anh hùng cờ đào áo vải. Nhưng nay
lại khác. Chính vị vua mà họ thương yêu lại lên tiếng bênh vực và nhường
ngôi cho vua Cảnh Thịnh. Nhưng cũng cần phải nói thêm, người dân xứ
nam này kể cũng phóng khoáng. Họ chẳng mấy khi quan tâm ai là vua, chỉ
cần người nào đó họ thích, đem lại cuộc sống no đủ thì họ ủng hộ, có vậy
thôi.
Hôm nay, đường phố Gia Định xuất hiện hai ông cháu. Đứa bé mới lên
ba, trông rất hiếu động, hoạt bát và thông minh. Nó thấy đám trẻ con tụ tập
hát bài vè thì cũng thắc mắc dữ lắm. Nó hỏi ông mình:
- Nội ơi! Con nghe người ta hát có từ “nghĩa lớn”. Thế, nghĩa lớn là sao
hở ông?
- Thăng ơi, con còn nhỏ lắm, chưa hiểu được nghĩa lớn là gì đâu.
- Không! Thăng lớn rồi. Thăng còn biết viết tên mình nữa cơ. Hôm
trước thấy mấy anh đi học thầy đồ về có nói tiểu nghĩa với đại nghĩa. Nghĩa
lớn có phải là đại nghĩa không nội?
- Cháu của ông giỏi quá. Ừ thì nghĩa lớn chính là đại nghĩa con à. Mà
tiểu nghĩa và đại nghĩa đều là từ nghĩa mà ra. Vậy con có hiểu không?
- Hiểu… hiểu… hiểu… Ông nội đừng coi thường Thăng. Ai làm cho
người khác vui vẻ, hạnh phúc là có nghĩa. Làm lợi cho ít người là tiểu
nghĩa, làm lợi cho nhiề người hơn là đại nghĩa.
- Ha… ha… Thăng giỏi lắm. Thế nội hỏi con nè. Tại sao trong nam,
người ta nói nhà Tây Sơn là giặc Ngụy thế mà sao bây giờ họ lại nói là nhà
vua có đại nghĩa?