- Vì “thắng làm vua, thua làm giặc” ạ. Ổng thắng và thống nhất giang
sơn nên đem lại lợi ích cho nhiều người hơn hồi trước nữa nên mới có đại
nghĩa.
- Vậy tại sao vua Gia Long thua, lại nhường ngôi cũng có đại nghĩa? Lẽ
ra phải nói ông ta hèn nhát, sợ chết nên làm vậy mới đúng chớ.
- Vì ông ta không muốn dân khổ vì chiến tranh nữa ạ. Vả lại, ông ta là
người chính trực, không vì sợ xấu hổ mà giấu nhẹm trận thua đó.
- Giỏi lắm! Cháu nội của ông vậy là hiểu rồi đó. Được rồi. Nội thưởng
cho con một chén chè nha.
- Hoan hô! Ông nội có đại nghĩa.
Cậu bé nhảy cẩng lên khi được ông dẫn đến một quán chè gần đó. Cậu
nhanh chóng chỉ vào nồi chè hạt sen to tướng mà bảo ông mua cho. Cuộc
đối thoại giữa hai ông cháu cho thấy cậu bé này tuy nhỏ mà đã sớm hiểu
chuyện. Cậu tỏ ra rất thông minh. Cậu tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng,
chính là vị Lãnh Binh Thăng uy dũng ngày sau.
Không chỉ có hai ông cháu mà hầu như những người phương nam này ai
cũng hiểu được vì sao cả hai vua đều thành nghĩa lớn. Họ tuy có vẻ ngoài
phóng khoáng, không tranh đua với đời, lại có vẻ chân chất hiền lành
nhưng lại rất thông minh. Điều này đã được minh chứng khi mà dòng chảy
lịch sử chưa bị thay đổi, họ đã nhanh chóng hòa nhập và có tư tưởng vô
cùng tiến bộ khi mà người Phú Lang Sa xâm chiếm đất nước. Và còn có
những người hiểu thấu đáo hơn. Quang Toản đạt thành đại nghĩa không khó
giải thích. Việc Nguyễn Ánh cũng đạt thành đại nghĩa thì có phức tạp hơn
đôi chút. Thế mà họ hiểu hết đấy. Nguyễn Ánh thấy chỉ có sức mạnh của
nhà Tây Sơn mới cứu đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm, ông vì nghĩ tới
hạnh phúc của muôn người mà chấp nhận bỏ qua thù hằn, nhận ba người
con nuôi, thoái vị nhường ngôi, lại còn ra sức bênh vực và ủng hộ cho