Báo ra ngày 3 tháng 12 năm 1806. Bài đầu tiên có đăng tải đoạn trích
chiếu thư Toản gửi toàn dân. Chiếu viết:
“Đất nước Việt Nam vốn dành cho người dân Việt. Dân tộc ta cũng là
dân tộc yêu hòa bình. Mấy mươi năm qua, đất nước chìm trong nội chiến.
Biết bao gia đình phải ly tán, biết bao người vợ phải xa chồng, người con
phải xa cha. Đất nước trì trệ, dân chúng cơ hàn, đói khổ. Nay dân chúng
mới được nghỉ ngơi và vui sống được mấy năm. Thế mà, người phương
Bắc lại không có giờ phút nào lại không dòm ngó non sông ta. Nhớ ngày
trước, Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem ba mươi vạn quân sang xâm lấn và bị
Tiên đế đánh bại. Đời cha đã vậy, nay lại đến lượt Gia Khánh nhân lúc
Trẫm mang trọng bệnh mà thừa cơ giày xéo non sông ta. Điều này thực sự
là quá thể. Tuy chúng ta lại một lần nữa đánh đuổi chúng đi nhưng Trẫm
không dám đảm bảo rằng đời con cháu chúng ta liệu có còn bị chúng lăm le
chiếm đất, giết người nữa hay không. Bởi thế nên, Trẫm quyết định, ngày 5
tháng 12 sắp tới sẽ cất quân thảo phạt chúng. Trẫm làm thế này không bởi
vì hiếu chiến, cũng không phải vì ham muốn danh vọng, quyền lực. Trẫm
chỉ muốn cho chúng biết, nếu còn có ý đồ với Việt Nam, người dân Việt dù
nhỏ bé vẫn sẽ cho chúng ôm hận nghìn thu”.
Bài báo còn cho hay, Toản sẽ chỉ phái đi hai quân đoàn với quân số
không quá chín vạn người. Chính điều này cũng gây ra một trận tranh luận
gay gắt trong dân. Có người nói chín vạn là con số vô cùng nhỏ so với hàng
trăm vạn đại quân của nhà Thanh. Cũng có người nói, với ưu thế về hỏa
lực, chín vạn con người đó thừa khả năng khiến người phương Bắc ôm hận.
Lại có người còn cho rằng, con số chín vạn ấy chỉ là bề nổi, có lẽ số người
tham chiến còn lớn hơn nhiều. Chung quy, tranh luận thì có, ấy mà lạ kỳ là
không có một người dân nào phản đối. Dẫu biết có chiến tranh tức là sẽ có
người nằm xuống nhưng người người, nhà nhà đều ủng hộ. Đã bao đời nay,
ngoại trừ danh tướng Lý Thường Kiệt năm xưa, chưa có một triều đại hay
vị vua nào lại dám tuyên chiến với người Trung Quốc. Có người còn tự góp