Đám quyền quý đang vui mừng chè chén vội đứng lên, cùng các lang
quân khác đồng loạt nghênh đón. Lúc này tuy có danh sĩ, cũng có người kẻ
phong lưu âm thầm đàm đạo, nhưng thói cũ còn sót lại của Ngụy Tấn(1) đã
sớm không còn. Coi Quân Vương như cặn bã, trái với Khổng Mạnh(2) mà
khinh thường Chu Lễ(3), hành vi thóa mạ Hàn Phi(4) cũng không còn là
trào lưu nữa.
(1) Thói cũ Ngụy Tấn: Hành vi và thái độ ngạo nghễ của danh sĩ thời
Ngụy Tấn. Thời ấy triều đình rất nghiêm khắc, danh sĩ không đồng tình với
tục lệ hủ lậu, thậm chí còn phản đối lại lời nói cử chỉ chuẩn mực lúc đó. Họ
theo đuổi lối sống siêu hình thoát khỏi thế tục.
(2) Khổng Mạnh tức Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo và Mạnh
Tử - người kế thừa tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử. Nói chung các Nho sĩ
coi bậc quân vương là hết thảy.
(3) Chu Lễ là bộ sách ghi lại cơ cấu tổ chức chính quyền quốc gia theo tư
tưởng đạo Nho.
(4) Hàn Phi là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo
trường phái pháp gia, chịu ảnh hưởng của Mặc Tử, nghĩa là bắt dân phải
tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người
trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình.
Trong ánh lửa rực rỡ, chỉ thấy một người trẻ tuổi cao lớn mặc trang phục
hoa lệ sải bước đi đầu trong đám vương tôn.
Người trẻ tuổi này có vóc người cao lớn tuấn tú, khuôn mặt tuyệt mỹ, hai
mắt có hồn, càng nhìn càng thích. Dáng rồng bước hổ, tuy mặc thường
phục màu đen, nhưng cử chỉ lại mang khí khái Đế Vương.
Hắn chính là Tân Đế mới vừa kế vị không lâu - Trần Thiến.