Gòn, vô Chợ Lớn, đến Bà Chiểu. Đi mệt về nhà đã có ông nội nấu cơm chờ
sẵn, trong lúc ăn Julien cũng bị Lê "tra tấn" không ngừng. Có lần Lê lăn
đùng ra ốm, Julien vui mừng hớn hở. Nhưng vừa thoát cô cháu, anh rơi vào
"người ông ghê gớm". Ông già thuộc "dân chương trình Tây", nói tiếng
Pháp chia động từ cẩn thận làm Julien khiếp đảm. Ông bàn từ chuyện văn
chương thời Racine, chuyện chính trị, kể cả chuyện kỹ thuật vận hành máy
bay Concorde cũng được ông đề cập đến một cách tường tận. Julien thắc
mắc một ông cháu như thế sao không cùng nhau "thực tập tiếng Pháp", việc
gì phải "dụ dỗ" anh về nhà này. Gần gũi bên nhau được vài tháng, Lê chịu
dạy tiếng Việt cho Julien và không ngừng thắc mắc sao anh thích Việt Nam
đến mức "ăn dầm nằm dề" không mục đích cụ thể.
- Vì kiếp trước tôi người Việt - Julien cho "đáp án" - Tôi muốn dành thời
giờ ở Việt Nam để làm việc...
- Việc gì? - Lê ngơ ngác - Tôi có thấy anh làm gì đâu?
- Em đi theo "ám" tôi từ sáng đến tối - Julien ấm ức - Còn thời giờ yên
tĩnh đâu nữa mà làm việc?
- Nhưng mà việc gì - Lê giậm chân mất kiên nhẫn - Việc gì mới được
chứ?
- Viết văn! - Julien thốt ra thú nhận.
Lê há hốc nhìn Julien. Anh bật cười, cúi đầu mắc cỡ, tự biết mình không
có dáng vẻ của một nhà văn. Sau một hồi chọc ghẹo chàng "văn sĩ" đến
mức anh nổi điên rượt cô chạy khắp nhà, Lê xin hứa sẽ tạo điều kiện tối đa
cho anh sáng tác. "Nhưng anh phải cho tôi làm nguyên mẫu của nhân vật nữ
chính!". Julien làm bộ mếu máo: "Vậy ai còn thèm đọc truyện của tôi?
Nhân vật nữ là một con ếch cái tối ngày kêu ồm ộp, tra tấn người ta điếc cả
tai. Với một con ếch xấu xí có vòng mông mập ú như thế thì chỉ tên "trái lê"
mới hợp. Làm sao đặt là "làn nước mùa thu được?". Lê phát khóc nhưng