Huống hồ Trương Thắng có thân phận xã hội nhất định, tính chất vụ án
tương đối đặc thù, nên không ai dám dùng biện pháp bạo lực với y, thẩm
vấn mệt mỏi thành pháo bảo được ưa chuộng. Loại phương pháp nhìn có vẻ
văn minh, nhưng thực chất hủy hoại tinh thần và thân thể người ta càng tồi
tệ, mà trong vụ oán oan sai đã xác nhận đa phần do loại thẩm vấn này gây
ra, nhưng hành vi này không bị coi là phạm tội, nằm ngoài tiêu chuẩn tra
tấn bức cung.
Vì thế nhiều cảnh sát lợi dụng sơ hở này, lạm dụng nó một cách quá
mức, rất nhiều năm sau vụ án oan Xà Tường Lâm gây chấn động trong
ngoài nước là do bị thẩm vấn liên tục mà ra, Xà Tường Lâm không chịu nổi
loại tra tấn tinh thần này đã thừa nhận mình giết vợ, để được giải thoát khỏi
sự hành hạ không có hồi kết đó. Cuối cùng sau 11 năm trong tù, người vợ
Xà Tường Lâm quay về, hóa ra vợ anh thần kinh không bình thường bỏ nhà
ra đi, sau đó mất trí nhớ và được một người đàn ông đưa vào điều trị trong
bệnh viện, còn lấy chồng sinh con với người ấy, rồi 11 năm sau đột ngột
nhớ ra, quay về quê tìm chồng, nhưng chồng thì tù tội, mẹ chồng uất ức vì
con bị oan mà qua đời, con cô thất học, tất cả tan nát... Tất cả do cách thẩm
vấn "văn minh" kia.
Trước đó cảnh sát đã cẩn thận điều tra hết các mối quan hệ xã hội của
Trương Thắng, phát hiện chỗ dựa lớn nhất của y là Trương Nhị Đản, mà
ông ta hiện lo thân chưa xong, nên không cố kỵ gì nữa.
Trương Thắng bắt đầu nếm thử loại hủy hoại đáng sợ này, trọng điểm
thẩm vấn không còn đi tìm chứng cứ nữa, thông qua liên tục lặp đi lặp lại
một câu hỏi, hoặc dụ dỗ để y phải chủ động thừa nhận hành vi tội phạm.
Đội trưởng Lưu châm thuốc thong thả nói:
- Trước đây không lâu tôi xử lý một vụ án tính chất tương tự, do người
đó thái độ tốt, vụ án sau khi giao cho viện kiểm sát lại phối hợp điều tra,
kết quả vốn bị xử năm năm, chỉ còn một năm, còn hoãn thi hành án.