Kể từ sau Cuộc chiến năm 1956, Ai Cập đồng ý để Liên Hợp Quốc
triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Bán đảo Sinai để đảm bảo phi
quân sự khu vực này và ngăn chặn du kích (fedayeen) người Palestine
xâm nhập phá hoại Israel. Ai Cập cũng đồng ý mở eo biển Tiran cho
thuyền bè Israel, vốn là một trong những nguyên do góp phần gây
ra cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez. Biên giới Ai Cập và Israel được
yên tĩnh trong một thời gian.
Về phía Israel, Ben-Gurion có vẻ như đã thua cuộc chiến ngoại
giao, và một chiến thắng quân sự vang dội tại Sinai đã quay ngược
lại trở thành một thất bại chính trị. Tuy nhiên, thời gian qua đi, và
Chiến dịch Sinai đã mang lại cho Israel một món hời lớn, trước hết
là 10 năm hòa bình. Trong 10 năm đó, biên giới Israel hoàn toàn yên
tĩnh. Ben-Gurion đã lợi dụng thời gian yên ắng này để đạt tới mục
tiêu sống còn của Israel: xây dựng liên minh ở Trung Đông và đẩy
mạnh quan hệ với các cường quốc phương Tây.
Khủng hoảng Suez đã giúp các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ ý thức được
về tầm nguy hiểm của việc can thiệp của Xô Viết vào Trung Đông.
Trong những năm tiếp theo, khi Ai Cập, Syria và Iraq ngả về phía
Xô Viết, thì sự phát triển của Israel dựa trên nền tảng dân chủ
phương Tây như một lực lượng đối trọng với ảnh hưởng của Xô Viết
tại Trung Đông đã củng cố thêm quan hệ Hoa Kỳ - Israel.
Tại Trung Đông, trong cảm giác rằng vòng vây của Xô Viết ngày
càng thắt chặt, Israel đã làm mọi nỗ lực trong kế hoạch xây dựng
một “hiệp ước ngoại vi” với các nước xung quanh bờ Trung Đông: Thổ
Nhĩ Kỳ và Iran ở phía Bắc, Ethiopia ở phía Nam. Sự phát triển này đã
gợi ý cho các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong việc
hỗ trợ và sử dụng liên minh này như một lực lượng để cân bằng với
ả
nh hưởng của Xô Viết tại Trung Đông. Trong sự dịch chuyển về
cách nhìn của phương Tây, quan hệ của Israel với các cường quốc
phương Tây như Anh, Pháp, Đức và đặc biệt Hoa Kỳ ấm dần.