CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 126

năm 1973, trong khi toàn bộ đất nước Israel đang ngừng mọi hoạt
động để ăn mừng ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ sám hối linh thiêng
nhất theo lịch Do Thái, liên quân Ả Rập do Ai Cập và Syria dẫn đầu
phát động Cuộc chiến Yom Kippur (hay còn gọi là Cuộc chiến
Ramadan, Cuộc chiến Ả Rập – Israel 1973) tấn công chớp nhoáng
vào Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan trước sự bất ngờ của Israel.
Trong 48 giờ đầu tiên quân đội Ai Cập và Syria giành ưu thế, nhưng
sau đó cán cân nghiêng về phía Israel. Đến tuần thứ hai của cuộc
chiến, Syria đã bị đẩy hoàn toàn ra khỏi Cao nguyên Golan. Tại Bán
đảo Sinai ở phía Nam, Israel đã tấn công vào “bản lề” giữa hai đội
quân Ai Cập, vượt qua kênh đào Suez, và cắt đứt toàn bộ quân đội Ai
Cập khi lệnh ngừng bắn của Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực
vào ngày 25 tháng Mười. Trong thời gian này, Mỹ ủng hộ thiết bị
quân sự cho Israel trong khi Liên Xô hậu thuẫn cho Ai Cập.

Quân đội Israel cuối cùng đã rút khỏi phía tây của kênh đào Suez

và người Ai Cập giữ vị trí của họ trên một dải hẹp ở phía Đông cho
phép họ mở lại kênh đào và tuyên bố “chiến thắng”. Trên thực tế,
Israel rõ ràng đã giành chiến thắng quân sự, nhưng bị một cú “sốc”
lớn về tinh thần cũng như số thương vong tới 3000 người.

Kết quả của cuộc chiến tranh Yom Kippur là đã thiết lập sân

khấu cho “một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Israel và Ai Cập”,
cuối cùng kết thúc trong việc ký kết Hiệp ước Trại David vào năm
1978.

Thập niên 70 của thế kỷ 20 được coi là “thập niên mất mát” của

Israel. Bài học mà người Israel học được qua cuộc chiến Yom Kippur
này là, ở vào một vị trí đầy nghịch cảnh như Israel, không bao giờ
được phép buông thả mình ngay trong hòa bình.

1978: Hiệp ước Trại David 1978 (giải quyết xung đột Ai Cập -
Israel)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.