Từ sau thời điểm này, biên giới Israel – Ai Cập giữ được yên tĩnh
cho đến ngày nay.
Do Hòa ước này, Sadat và Begin được nhận chung giải Nobel Hòa
bình năm 1978. Hiệp định Khung đầu tiên (Hiệp định Khung cho
Hòa bình ở Trung Đông), trong đó có liên quan với các vùng lãnh thổ
Palestine, được soạn thảo mà không có sự tham gia của người
Palestine, đã có rất ít ảnh hưởng và bị Liên Hợp Quốc lên án. Sự tín
nhiệm đang suy yếu của Sadat trong dân chúng Ai Cập đã được cải
thiện rất lớn nhờ vào kết quả của Hòa ước. Về phần Israel, Hòa
ướ
c đạt được với Ai Cập đem đến cho Israel hy vọng có thể đạt tới
những hòa ước tương tự với các nước láng giềng Ả Rập khác và giúp
giải quyết bài toán Palestine vốn đang bị bế tắc.
Do ký Hiệp ước Hòa bình với Israel, Tổng thống Ai Cập Anwar
Sadat đã bị một nhóm cực đoan Hồi giáo Ai Cập ám sát ngày 6 tháng
Mười năm 1981.
1982: Cuộc chiến Lebanon
Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 đã ảnh hưởng đáng kể đến chủ nghĩa
dân tộc Palestine. Do Israel giành được chủ quyền tại Bờ Tây từ
Jordan và dải Gaza từ Ai Cập, PLO đã không còn giành được quyền
kiểm soát trên mặt đất và buộc phải thiết lập trụ sở chính tại
Jordan, nơi có hàng trăm ngàn cư dân Palestine, và được quân đội
Jordan hỗ trợ trong cuộc Chiến tranh Tiêu hao. Tuy nhiên, cuộc nội
chiến Jordan và Palestine năm 1970 bùng nổ khiến các căn cứ của
Palestine ở Jordan sụp đổ. PLO thất bại và Vua Hussein của Jordan
trục xuất PLO khỏi Jordan. Hầu hết các chiến binh Palestine phải
chạy đến Nam Lebanon, nơi họ nhanh chóng chiếm cứ một vùng
đất rộng lớn, tạo ra cái gọi là “Fatahland” (Vùng đất của Fatah
).
Cuộc nổi dậy của người Palestine ở Nam Lebanon đạt đỉnh điểm
vào những năm đầu thập niên 1970, khi Lebanon đã được sử dụng