CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 127

Tiến trình hòa bình đã bắt đầu hình thành trong những năm 1970
với những nỗ lực được thực hiện để tìm kiếm những tiền đề nhờ đó
hòa bình có thể đạt được trong cả hai cuộc xung đột Ả Rập-Israel và
Palestine-Israel. Hiệp ước Trại David năm 1978 nhằm giải quyết
xung đột Ai Cập – Israel là khởi đầu của tiến trình hòa bình này.

Các Hiệp ước Trại David đã được ký kết giữa Tổng thống Ai Cập

Anwar Sadat El và Thủ tướng Israel Menachem Begin vào ngày 17
tháng Chín năm 1978, sau 13 ngày đàm phán bí mật tại Trại David.
Hai hiệp định khung đã được ký kết tại Nhà Trắng với sự chứng
kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter. Hiệp định Khung thứ
hai (Hiệp định khung cho phần cuối của Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-
Israel) dẫn trực tiếp đến Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel ký vào
tháng Ba năm 1979.

Hiệp định Khung thứ hai phác thảo cơ sở cho Hiệp ước Hòa bình Ai

Cập-Israel chủ yếu liên quan đến tương lai của Bán đảo Sinai. Theo
đó, Israel đồng ý rút lực lượng vũ trang khỏi Sinai, sơ tán 4.500 cư
dân, và trả lại Sinai cho Ai Cập để đổi lấy quan hệ ngoại giao bình
thường với Ai Cập, quyền tự do đi lại qua kênh đào Suez và các đường
thủy lân cận khác (như eo biển Tiran), và một hạn chế về lực lượng
Ai Cập có thể đóng trên Bán đảo Sinai, đặc biệt là trong vòng 20-40
km từ Israel. Quá trình này sẽ mất ba năm để hoàn thành. Israel
cũng đồng ý hạn chế lực lượng của mình trong khoảng cách nhỏ hơn
(ba km) từ biên giới Ai Cập, và đảm bảo tự do đi lại giữa Ai Cập và
Jordan.

Trên thực tế, tháng Tư năm 1982, Israel rút lui đơn vị quân đội

cuối cùng khỏi bán đảo Sinai và trả lại Sinai cho Ai Cập. Israel cũng
trả lại các mỏ dầu Abu-Rudeis của Ai Cập ở phía Tây Sinai, trong đó
có những giếng khoan sản xuất thương mại lâu dài. Riêng dải Gaza
vẫn thuộc quyền kiểm soát của Israel.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.