tấn công liên minh do Mỹ dẫn đầu vào Iraq. Sau Chiến tranh vùng
Vịnh, chính quyền Kuwait gây áp lực yêu cầu gần 200.000 người
Palestine rời khỏi Kuwait. Đây là một phản ứng của Kuwait đối với sự
liên kết của lãnh đạo PLO Yasser Arafat với Saddam Hussein. Quyết
định của Arafat cũng dẫn đến cắt đứt quan hệ với Ai Cập và rất
nhiều các quốc gia Ả Rập sản xuất dầu mỏ hỗ trợ liên minh do Mỹ
dẫn đầu. Nhiều người ở Mỹ cũng sử dụng sai lầm của Arafat là một
lý do để gạt bỏ tuyên bố của ông như một đối tác vì hòa bình. Sau
khi chiến sự vùng Vịnh kết thúc, nhiều quốc gia Ả Rập ủng hộ liên
minh cắt giảm kinh phí cho PLO đã đẩy PLO đến bờ vực của cuộc
khủng hoảng.
1991: Hội nghị Madrid
Chiến thắng của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu trong Chiến tranh
vùng Vịnh 1990-1991 đã mở ra một cơ hội mới để thúc đẩy tiến trình
hòa bình của vùng Trung Đông. Hoa Kỳ đưa ra một sáng kiến ngoại
giao hợp tác với Nga mà kết quả là Hội nghị Hòa bình Madrid tháng
Mười năm 1991. Hội nghị được chính phủ Tây Ban Nha, tổ chức Mỹ và
Liên Xô đồng tài trợ. Hội nghị Hòa bình Madrid là một nỗ lực của
cộng đồng quốc tế để khởi đầu một tiến trình hòa bình Israel-
Palestine thông qua các cuộc đàm phán liên quan đến Israel và
Palestine, cũng như các nước Ả Rập bao gồm Syria, Lebanon và
Jordan.
Sau khi Chiến tranh vùng Vịnh kết thúc, vào ngày 6 tháng Ba
năm 1991, Tổng thống Bush cha trong một diễn văn đọc trước Quốc
hội Hoa Kỳ đã đề cập đến chính sách của chính phủ Mỹ đặt trọng
tâm vào một “trật tự thế giới mới” (new world order) ở Trung Đông
sau khi đánh bật Iraq ra khỏi Kuwait. Ngoài việc duy trì một sự hiện
diện hải quân Hoa Kỳ thường trú tại vùng Vịnh, cung cấp tài chính
cho phát triển Trung Đông, và tiến hành các biện pháp chống lại sự
truyền lan của các loại vũ khí phi qui ước (unconventional weapons),