CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 171

đó các thủ tục được kiểm soát chặt chẽ; và 2) Mô hình thử nghiệm,
trong đó mọi thủ tục, sự kiện, thông tin được xử lý giống như trong
phòng thí nghiệm.

Mô hình thử nghiệm là mô hình được áp dụng khá phổ biến trong

quân đội cũng như doanh nghiệp Israel. Trong các đơn vị tinh nhuệ
của Israel, mỗi ngày là một “thử nghiệm”, mỗi trận đánh là một “thử
nghiệm”. Đây chính là thái độ dám làm, dám chịu mà người Israel gọi
“rosh gadol”, tức là tư duy kiểu “đầu to”. Cách tư duy rosh gadol là
vẫn làm theo lệnh, nhưng theo cách tốt nhất có thể. Nó đề cao sự

ng biến hơn là kỷ luật, thách thức lãnh đạo hơn là tôn trọng cấp

bậc. Việc chú trọng vào những bài học hữu ích, có tính ứng dụng thay
vì tạo ra những học thuyết máy móc giáo điều là đặc trưng trong
quân đội Israel. Truyền thống từ trước đến nay của quân đội Israel
là “không có truyền thống”. Giới chỉ huy và binh lính không quá
gắn bó với bất kỳ ý tưởng hoặc giải pháp nào chỉ vì chúng từng hữu
dụng trong quá khứ. Sau mỗi cuộc chiến, thắng hay không thắng,
quân đội Israel lại tiến hành cải cách quân đội một cách sâu rộng, với
ý tưởng nhằm hạn chế “tiến trình lão hóa trong tư duy” của giới
quân đội. Nói khác đi thì người Israel không bao giờ buông thả, kể cả
trong hòa bình. Quân đội Israel luôn củng cố đặc tính “khởi nghiệp”,
tính sáng tạo, và hạn chế phân cấp cổ điển.

Tính độc lập

Trong quân đội, người lính Israel luôn phải tự suy nghĩ, tự đưa ra
những quyết định sống còn, học tuân thủ kỷ cương, rèn luyện trí
não. Người Israel cũng thể hiện tính độc lập trong cách tìm giải pháp ở
mọi tình huống, không coi trọng sự khúm núm và tư duy bầy đàn.
Qua huấn luyện trong quân đội bắt buộc cho tất cả người dân, ở
cùng lứa tuổi, người Israel đã ở một tầng tư duy cao hơn rất nhiều
so với dân tộc các nước khác trên thế giới, kể cả người Mỹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.