Israel đạt 370 triệu USD một năm, cung cấp cho các nhà bán lẻ và
nhà thiết kế lớn như Marks & Spencer, The Gap, Victoria ‘s Secret,
Wal-Mart, Sears, Ralph Lauren, Calvin Klein, và Donna Karan.
Trong vài năm qua đã có một làn sóng đầu tư nước ngoài chưa
từng có ở Israel. Những công ty trước đây từng xa lánh thị trường
Israel bây giờ nhìn thấy tiềm năng đóng góp của Israel cho chiến
lược toàn cầu của họ. Năm 2006, đầu tư nước ngoài tại Israel theo
Hiệp hội Các nhà sản xuất Israel đạt 13 tỷ USD. Hơn nữa, trong khi
tổng nợ nước ngoài
của Israel là 95 tỷ USD, tương đương khoảng
41,6% GDP, từ năm 2001 Israel đã trở thành một quốc gia cho vay
ròng (net lender nation) đối với nợ nước ngoài ròng
(tổng nợ nước
ngoài trừ đi số cho nước ngoài vay), trong đó tính đến tháng Sáu
năm 2012 là ở mức thặng dư 60 tỷ USD. Israel cũng duy trì thặng dư
tài khoản vãng lai
trong một số tiền tương đương với khoảng 3%
GDP trong năm 2010.
Nền kinh tế của Israel vượt qua suy thoái kinh tế cuối những
năm 2000, đạt được tăng trưởng GDP dương trong năm 2009, và kết
thúc thập niên với một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với nhiều
quốc gia phương Tây. Có nhiều lý do đằng sau sức phục hồi của
kinh tế này, ví dụ, như đã nêu ở trên, đó là thực tế rằng Israel là
người cho vay ròng chứ không phải là một quốc gia đi vay và các
chính sách kinh tế vĩ mô nói chung là bảo thủ và rất thận trọng của
chính phủ và Ngân hàng Israel. Hai chính sách cụ thể có thể được
trích dẫn, một là sự cương quyết từ chối của chính phủ chống chọi
lại áp lực của các ngân hàng khi họ đòi hỏi những khoản tiền lớn từ
ngân khố của nhà nước để hỗ trợ họ trong những ngày đầu của cuộc
khủng hoảng, và do đó đã hạn chế những hành vi nguy hiểm của các
ngân hàng. Thứ hai là việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban
Bachar
từ đầu đến giữa những năm 2000 trong đó khuyến nghị
tách riêng hoạt động lưu ký
của các ngân hàng ra khỏi hoạt động