Area) về hàng hóa công nghiệp vào năm 1975, và một thỏa thuận
FTA với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 1985.
Vào cuối năm 1977 tự do hóa thương mại đã được thực hiện ở một
mức độ đáng kể. Trong tháng Mười năm đó, Israel đã chuyển từ hệ
thống tỷ giá hối đoái cố định sang hệ thống tỷ giá thả nổi, và
những hạn chế về di chuyển vốn được tự do hóa rộng rãi hơn. Tuy
nhiên, tiếp sau đó một vòng xoáy lạm phát tồi tệ đã kìm hãm quá
trình tự do hóa vốn. Kết quả là các dòng vốn không được tự do hóa
hoàn toàn mãi cho đến tận đầu thế kỷ 21.
Trong “thập niên mất mát” sau Cuộc chiến Yom Kippur 1973,
nền kinh tế Israel được đặc trưng bởi sự độc quyền tài chính của
chính phủ. Chính sách tiền tệ tùy tiện, chi phối chủ yếu bởi những
cân nhắc tài chính và chính trị của chính phủ, đã không để lại một
khoảng trống dư thừa nào cho các hoạt động có tính quyết định của
ngân hàng trung ương. Ngoài ra, do sự can thiệp của chính phủ vào thị
trường tài chính và do sự phân biệt đối xử trong việc phân bổ tín
dụng và sự can thiệp vào thị trường tiền tệ, phạm vi ảnh hưởng của
chính sách tiền tệ là rất hẹp. Tiền tệ không bị “neo” lại và chính
phủ phản ứng với thâm hụt bằng cách liên tục phá giá đồng tiền,
tăng giá các sản phẩm và cắt trợ cấp. Ngân hàng Trung ương Israel
đã thỏa mãn nhu cầu tín dụng của chính phủ bằng cách in tiền, và
trong thời gian lạm phát lớn, Ngân hàng Trung ương chủ yếu là tập
trung vào việc ổn định lạm phát bằng cách vô hiệu hóa thâm hụt cán
cân thanh toán chỉ nhờ vào các dòng vốn chảy vào.
Quá trình lạm phát cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu
cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 1970. Phản
ứ
ng của Israel là tiến hành chỉ số hóa sâu rộng giá cả và tiền lương
để kiềm chế ảnh hưởng thực sự của lạm phát. Chính phủ đã không
điều chỉnh chương trình nghị sự của mình cho thích hợp với những
thay đổi của các điều kiện kinh tế nội địa và toàn cầu - như sự gia