ngân hàng đầu tư
. Khuyến nghị này trái ngược với xu hướng lúc
đó, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, là xu hướng nới lỏng những ràng buộc, và
chính sự nới lỏng này đã gây tác dụng khuyến khích nhiều rủi ro
trong hệ thống tài chính của các quốc gia này.
c. Những thay đổi về chính sách
Giai đoạn 1966-1984: những hạn chế về tài chính và sự trì trệ của
nền kinh tế
Nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948 căn bản là một nhà
nước mang nặng ý thức hệ chủ nghĩa xã hội. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến phương thức nhà nước Israel quản lý xã hội và kinh
tế trong những năm đầu qua cách thức can thiệp sâu rộng của chính
phủ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Theo dòng thời gian, kinh
tế Israel từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường khá tự
do (mặc dù vẫn chưa hoàn toàn như vậy). Quá trình này bắt đầu vào
những năm 1960 khi các nhà hoạch định chính sách nhận thức ra
rằng sự can thiệp của chính phủ Israel trong nền kinh tế là quá
nhiều, và thêm vào đó là những thách thức đặt ra do sự hình thành
liên minh thuế quan của châu Âu (mà dần dần tiến triển thành
Liên minh châu Âu EU hiện tại). Để đáp ứng lại những thách thức này,
Israel đã bắt tay vào một quá trình nhằm tự do hóa nền kinh tế từ
từ theo từng bước. Điều này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực ngoại
thương qua quyết định thay thế chính sách hạn chế số lượng nhập
khẩu bằng chính sách bảo hộ thuế quan (điều này được thu hẹp
một cách chậm chạp), và rồi cả hai chính sách thay thế nhập khẩu
cũng như xuất khẩu được khuyến khích bởi việc áp dụng tỷ giá hối
đoái thực tế hơn là bảo hộ và trợ cấp. Một số hiệp định thương mại
một phần với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC - European
Economic Community), bắt đầu vào năm 1964, lên đến đỉnh điểm
trong một thỏa thuận khu vực thương mại tự do (FTA - Free Trade