CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 205

vào đó, thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục tương đối lớn buộc
chính phủ phải tiếp tục phá giá và in thêm tiền khiến cho vòng
xoắn ốc lạm phát lại càng trở nên nguy kịch. Tình trạng nguy hiểm
này đòi hỏi cần phải có một chương trình phối hợp nghiêm túc có sự
cam kết của cả chính phủ và ngân hàng trung ương trong một cách
thức mới.

Trong bối cảnh như thế, câu hỏi đặt ra là phải làm gì để hàn gắn

và nâng hiệu quả của hệ thống tài chính quốc gia đang quá yếu
kém và hồi sinh tăng trưởng?

Chương trình Ổn định Kinh tế 1985 (The Economic Stabilisation
Programme)

Để đáp lại cho câu hỏi trên, trong suốt những năm 1980 và tiếp tục
sang những năm 1990, chính phủ Israel đã thực hiện quyết liệt
“Chương trình Ổn định Kinh tế” đã được đề xuất vào năm 1985,
nhằm giảm lạm phát, cân bằng cán cân thanh toán và ổn định nền
kinh tế.

Các chính sách bình ổn được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên

gia từ các học viện, chính phủ Mỹ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Israel.
Chương trình này được dựa trên một số nguyên tắc bao gồm việc
cắt giảm ngân sách, cấm in tiền, ổn định mức giá, thiết lập một tỷ
giá hối đoái cố định và nhiều hạng mục khác. Trong khuôn khổ của
chương trình, một “neo danh nghĩa

(17)

” để kiềm chế việc tăng giá cả

đã được áp dụng và cam kết về một định chế tài chính mới nhằm
giảm tỷ lệ nợ/ GDP (dept/GDP ratio) đã được thực hiện. Theo đó,
thâm hụt ngân sách đã được xử lý triệt để để ngăn chặn việc in tiền và
tỷ giá hối đoái đã được chọn lựa như một “neo danh nghĩa” khác để
kiềm chế lạm phát; đầu tiên được chốt vào đồng đô la Mỹ, và sau
đó vào một rổ tiền tệ

(18)

. Để tránh khỏi sự gia tăng mạnh mẽ trong

tiền lương thực tế có thể tiếp tục làm xấu thêm xoắn ốc lạm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.