phát, chính phủ đã ký kết thỏa thuận tạm thời đóng băng tiền lương
với các công đoàn lao động. Các công đoàn này về phía mình đã ký
một thỏa thuận tạm thời đóng băng giá cả với Hiệp hội các nhà sản
xuất.
Tiếp theo, chính phủ Israel đã bổ sung thêm một số các biện
pháp tự do hóa khác trong chính sách tiền tệ, thị trường vốn trong
nước, và áp dụng các công cụ khác nhau để hỗ trợ cho sự điều hành
của chính phủ trong các hoạt động kinh tế trong khi vẫn tránh được
sự can thiệp thô bạo trong các hoạt động kinh tế. Vai trò của chính
phủ trong nền kinh tế đã giảm xuống đáng kể.
Một mục tiêu quan trọng của chương trình bình ổn là hạn chế khả
năng của chính phủ trong việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng
cách độc quyền chỉ đạo các hoạt động trong thị trường tài chính và
can thiệp trực tiếp vào việc quản lý chính sách tiền tệ, đồng thời
tạo ra một cơ chế minh bạch giúp cho các ngân hàng trung ương độc
lập hơn trong việc quản lý chính sách tiền tệ. Theo đó, Luật Không-In
(No-Print Law) đã được ban hành nhằm ngăn chặn các ngân hàng
trung ương trong việc tùy tiện cung cấp tín dụng cho chính phủ để tài
trợ cho thâm hụt ngân sách. Tín dụng trực tiếp
đã dần dần được
loại bỏ. Ngân hàng Trung ương Israel cũng đã được giải phóng khỏi
việc hỗ trợ giá trái phiếu chính phủ, nhờ vậy, Ngân hàng Trung ương
đã có một cơ sở rộng lớn hơn để tạo ra ảnh hưởng trong việc bình ổn
giá cả và cuối cùng có thể chủ động quản lý chính sách lãi suất một
cách độc lập.
Giai đoạn cải cách từ 1987 cho đến nay
Chiến lược Ổn định Kinh tế 1985 đã thành công vượt mong
muốn trong việc hỗ trợ quá trình giảm lạm phát và cải thiện các
nguyên tắc cơ bản của kinh tế vĩ mô. Uy tín của nền kinh tế Israel
được nâng cao. Các điều kiện kinh tế mới đòi hỏi một sự cải cách sâu