rộng hơn nữa về tài chính và cơ cấu, và tự do hóa hoàn toàn thị
trường ngoại hối. Những cải cách này đã được thực hiện thông qua
việc giảm dần sự can thiệp của chính phủ vào thị trường tài chính và
tiền tệ trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm để
tăng tính cạnh tranh trong thị trường tài chính và lĩnh vực ngân hàng,
và cũng để đưa vào áp dụng các công cụ tài chính hiện đại.
Hai mươi năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã được
tiến hành song song cùng một loạt các kênh khác nhau đã góp
phần: (1) thiết lập nên một bộ khung kinh tế vĩ mô mạnh mẽ để
củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế (và cũng
là điều kiện cho sự phát triển của thị trường tài chính và cải cách); (2)
tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng nội địa; và (3) phát
triển các công cụ tài chính để quản lý rủi ro ngoại hối và tăng cường
hoạt động của nền kinh tế trong nước. Chính phủ giảm dần sự
tham gia của mình trong thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong
nước, xóa bỏ các hạn chế đối với dòng vốn quốc tế và đặt nền
móng cho việc đẩy mạnh cạnh tranh giữa các trung gian tài chính. Sự
chuyển dịch này bao gồm nhiều biện pháp như cải cách trong việc
trao đổi tiền tệ, trao đổi ngoại hối và thị trường vốn, và nhiều thay
đổi về thành phần của ngân sách, đạt được nhờ quá trình tư nhân
hóa và những thay đổi cơ cấu khác.
Việc lập kế hoạch và thực hiện các cải cách tài chính tiếp theo
trong thị trường tài chính Israel vẫn đang tiếp tục. Các nhóm làm
việc hiện tại và các hội đồng liên bộ đang làm việc để đào sâu hơn nữa
trong thị trường tài chính, nâng cao sức cạnh tranh của nó và giúp nó
hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Trong số các vấn đề hiện
đang được thúc đẩy là sự phát triển của thị trường repo
trường chứng khoán và đẩy sâu cạnh tranh trong hệ thống ngân
hàng. Những cải cách này cũng góp phần giúp cho sự hội nhập của
thị trường tài chính Israel vào nền kinh tế toàn cầu và khả năng
phục hồi tài chính của nền kinh tế.