Mặt khác, một số chức năng kinh tế của chính phủ đã tăng lên:
một hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia đã ra đời, mặc dù các nhà
cung cấp y tế tư nhân tiếp tục cung cấp dịch vụ y tế trong hệ
thống quốc gia. Các khoản thanh toán phúc lợi xã hội, chẳng hạn
như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp trẻ em, hưu trí, hỗ trợ thu nhập
tối thiểu, được mở rộng liên tục và trở thành một khoản chi tiêu ngân
sách rất lớn. Cho đến năm 2003, 15% ngân sách của chính phủ
dành cho dịch vụ y tế, 15% cho giáo dục, và 20% thêm nữa là các
khoản thanh toán chuyển giao qua Cơ quan Bảo hiểm Quốc gia.
Bắt đầu từ năm 2003, Bộ Tài chính Israel đã bắt tay vào một nỗ
lực lớn để giảm các khoản thanh toán phúc lợi, tạo thêm công ăn việc
làm và đẩy mạnh lực lượng lao động, tư nhân hóa các doanh nghiệp
vẫn còn thuộc sở hữu của chính phủ, và giảm kích thước tương đối
của thâm hụt ngân sách chính phủ cũng như bản thân khu vực chính
phủ. Những hoạt động này là kết quả của một sự chấp nhận về
mặt ý thức hệ của các nhà hoạch định chính sách Israel hiện tại trong
suy nghĩ rằng Israel cần xây dựng một nền kinh tế thị trường tự
do thực sự để thích ứng và cạnh tranh hiệu quả trong thế giới hiện
đại của toàn cầu hóa.
NHỮNG THÁCH THỨC PHÍA
TRƯỚC
Bước vào thế kỷ mới, nền kinh tế Israel đã chứng minh được sự
thịnh vượng, trong khi liên tục đưa ra và áp dụng những đổi mới kinh
tế và tỏ ra có khả năng đương đầu với mọi biến động. Tuy nhiên,
nền kinh tế Israel phải đối mặt với một số thách thức nghiêm
trọng. Một số trong những thách thức này tương tự như những gì mà
hầu hết các nền kinh tế công nghiệp đã và đang phải đối mặt:
làm thế nào để dung hòa sự đổi mới, làm thế nào để chuyển dịch từ