những hoạt động truyền thống không còn tính cạnh tranh, sang các
sản phẩm tinh vi hơn và đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu hơn, với sự xáo
trộn liên quan đến lao động và tình trạng thu nhập bất bình đẳng
ngày càng nghiêm trọng. Giống như các nền kinh tế nhỏ khác,
Israel phải xem xét làm thế nào để hội nhập suôn sẻ với nền kinh
tế toàn cầu mới, được đánh dấu bởi hai thị trường chính của EU và
Mỹ, cùng với sự nổi lên của Trung Quốc như là một yếu tố kinh tế
lớn.
Một thách thức khác, về ngắn hạn, là Israel đã rất thành công
trong việc phát triển ngành công nghiệp viễn thông tuy nhiên lại
không có khả năng lặp lại thành công đó trong các ngành công nghiệp
đang phát triển khác và việc này đã cản trở viễn cảnh kinh tế của
Israel. Cũng thế, việc không có khả năng nuôi dưỡng các công ty đa
quốc gia lớn trong thập niên qua cũng đặt ra trước Israel câu hỏi về
khả năng sử dụng một nguồn nhân lực lớn trong các ngành công
nghiệp tiên tiến. Về lâu dài, Israel đang đối mặt với những thách
thức của sự phụ thuộc cao số lượng ngày càng tăng của những người
Do Thái Haredi (hay còn gọi là Ultra-Orthodox Jews là thành phần
bảo thủ nhất của Do Thái Giáo) là những người chiếm một tỷ lệ
thấp trong lực lượng lao động chính thức, và tình trạng này có thể
dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ phụ thuộc cao trong tương lai.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Israel, Stanley Fischer, nói rằng
sự nghèo đói ngày càng tăng giữa những người Do thái Haredi đang
làm xấu đi nền kinh tế của Israel. Theo số liệu được công bố bởi
Ian Fursman, 60% các hộ gia đình nghèo ở Israel thuộc vào người Do
Thái Haredi và người Ả Rập. Cả hai nhóm này đại diện cho 25-28%
dân số Israel.
Trong đối ngoại, Israel đã và đang phải đối mặt với những thách
thức đến từ quan hệ khá nhạy cảm của của Israel với các nước láng
giềng Ả Rập. Đầu tiên là những tác động đến tài chính của sự thù
địch và các mối đe dọa quân sự dường như không bao giờ có điểm