sản sinh số lượng các công ty khởi nghiệp nhiều hơn so với các
quốc gia lớn, hòa bình và ổn định như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn
Độ, Hàn Quốc, Canada và Anh Quốc. Kinh nghiệm gì của Israel,
một thành viên mới của OECD và một Quốc gia Khởi nghiệp như tên
gọi trong cuốn sách của Dan Senor và Saul Singer, có thể đem ra cho
chúng ta thảo luận và học hỏi? Tại sao là Israel mà không phải một nơi
nào khác?
Có những ý kiến cho rằng “nghịch cản h” là nguyên nhân chính
giải thích cho “hiện tượng Israel”. Vì trong nghịch cảnh, người ta mới
bị “ép” phải phát huy tối đa khả năng sáng tạo, nhất là khi nghịch
cảnh ấy lại mang ý nghĩa sống còn. Nhiều người khác nghĩ rằng
yếu tố Do Thái đã góp phần không nhỏ. Khái niệm cho rằng dân
Do Thái rất thông minh đã ăn sâu vào tiềm thức phương Tây. “Tại
sao Israel lại thành công đến vậy nhỉ? Đơn giản thôi, vì người Do
Thái rất thông minh”. Thành công của Israel bị mặc định bằng một
định kiến rất mơ hồ hơn là thực tế.
Rõ ràng rằng bí quyết thành công của Israel không chỉ phụ thuộc
vào tài năng của từng cá nhân. Ở nhiều quốc gia, cũng có những
doanh nghiệp đơn lẻ thành công, nhưng sự thành công đó vẫn chỉ
quẩn quanh trong cái “ao làng” chật hẹp. Israel lại hoàn toàn khác.
Những doanh nghiệp khởi nghiệp của Israel thành công và đứng vững
không chỉ trong thị trường nội địa mà còn có khả năng thay đổi cục
diện của các ngành công nghệ cao toàn cầu. Doanh nhân nổi tiếng
Yossi Vardi của Israel nói rằng có một sự pha trộn toàn bộ các yếu
tố để biến Israel thành một phép lạ khởi nghiệp. Bản thân ông đã
đầu tư vào hơn 80 công ty công nghệ cao của Israel trong đó có dịch
vụ nhắn tin trên mạng đầu tiên mà ai cũng biết là ICQ. Ông đã bán
rất nhiều trong số đó cho các gã khổng lồ công nghệ như AOL,
Microsoft, Yahoo và Cisco. “Nếu bạn nhìn vào cách đất nước này
được tạo ra, nó thực sự là một đất nước khởi nghiệp trên quy mô