lớn”, Vardi nói. Ông là người được mệnh danh là cha đỡ đầu của
ngành công nghiệp công nghệ cao của Israel.
Trong thập niên 1980, nền kinh tế của Israel vẫn còn đi theo
cách tiếp cận kiểu nghiệp đoàn do chính phủ Israel độc quyền kiểm
soát, với quyền sở hữu công cộng khá phổ biến và thương mại vô
cùng hạn chế [tham khảo Chương IV: Chính sách Phát triển Kinh
tế]. Cái gọi là “thập niên mất mát” sau Cuộc chiến Yom Kippur
năm 1973 đã dẫn đến nợ công tăng gần 300% GDP. Israel khập
khiễng trên đôi chân của mình cho đến năm 1985, khi mà Chương
trình Ổn định Kinh tế năm 1985 được khởi động và dần dần kiểm
soát được tình trạng lạm phát phi mã và nợ công gia tăng như không
thể ghìm cương được.
Qua những năm 1990, với chương trình đổi mới của chính phủ
Israel, sự xuất hiện của ngành công nghệ cao dựa trên xuất khẩu đã
thực sự đưa nền kinh tế của đất nước đi đúng hướng, với tốc độ
tăng trưởng GDP ít nhất là 4% một năm. Trong vòng 20 năm tiếp
theo, các công ty khởi nghiệp Israel đã phát triển những công nghệ đột
phá trong các lĩnh vực như máy tính, công nghệ sạch và khoa học đời
sống,… nâng khu vực công nghệ cao của Israel lên nhóm hàng đầu
trên thế giới. Ổ đĩa fash, ống đỡ động mạch tim, trò chuyện trực
tuyến (tin nhắn tức khắc) và shopping.com chỉ là một vài trong số
hàng nghìn những sáng tạo mà Israel đã đạt được trong hai thập niên
qua. Các ngành công nghiệp công nghệ cao chiếm gần 50% tổng
xuất khẩu công nghiệp ngày nay, theo số liệu của OECD năm 2011.
Từ năm 1995 đến năm 2004, Israel đã tăng chi tiêu cho R&D, tính
theo phần trăm GDP, từ 2,7% đến 4,6%, một tỷ lệ cao hơn so với
bất kỳ quốc gia OECD nào.
LÝ DO DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG