Mặc dù các chương trình này đã tạo ra nguồn lợi từ sự tăng trưởng
dựa vào xuất khẩu của Israel và cung cấp một mô hình cho các nước
OECD khác, di sản của họ ngày hôm nay là hỗn hợp. Mario Cervantes,
một kinh tế gia cao cấp của OECD, đã nói vậy. “Lợi nhuận thu được
trong việc tạo ra việc làm dài hạn và tăng trưởng thu nhập đã không
bắt kịp, mặc dù đầu tư vào công nghệ cao vẫn tiếp tục”, ông nói.
“Nhiều công ty khởi nghiệp Israel được bán cho thị trường Mỹ và
được hấp thụ vào các công ty toàn cầu, trong khi ngược lại không
bao giờ thực sự được mở rộng ở Israel”. Vì vậy đầu tư vào công nghệ
cao dự kiến tại Israel sẽ chỉ tạo ra một tác động nhỏ vào thị trường
nội địa, và điều đó thực sự đã đặt ra câu hỏi rằng bao nhiêu lợi
nhuận từ sự đổi mới cuối cùng sẽ quay trở lại giúp nền kinh tế nội
địa trong việc tạo ra công ăn việc làm. Theo số liệu của OECD, khu
vực công nghệ thông tin và truyền thông của Israel chiếm khoảng
20% tổng sản lượng công nghiệp và 9% lao động của khu vực doanh
nghiệp.
Trong khi chính sách của chính phủ tích cực thúc đẩy các ngành
công nghiệp công nghệ cao, các khu vực khác có vẻ như đã bị bỏ quên.
Ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông là
được đầu tư rất mạnh vào R&D, đổi mới trong các lĩnh vực dịch vụ
khác nhận được ít sự chú ý. Năng suất lao động yếu hơn của ngành
kinh doanh dịch vụ của Israel so với Mỹ, Hàn Quốc hay Anh Quốc
đã minh họa cho nhận định này. Ông Cervantes cho rằng “Có lẽ
điều này là do sự cạnh tranh cũng như các rào cản pháp lý đã làm
hạn chế động lực cho đổi mới”. Nền kinh tế của Israel vẫn phụ
thuộc nặng vào lĩnh vực công nghệ cao là lĩnh vực chỉ tạo ra một qui
mô tăng trưởng hẹp, OECD lập luận. Chính sách đổi mới cần phải với
tới các khu vực công nghiệp và dịch vụ truyền thống của Israel. Thật
vậy, chiến lược đổi mới mang tính bước ngoặt của OECD nhấn mạnh
vào một tầm nhìn rộng hơn về sự đổi mới, vượt lên khỏi R&D. Đó là