nghiệp lại một lần nữa chứng minh khả năng của Israel luôn biến
nghịch cảnh thành một nguồn cảm hứng và sáng tạo không bao giờ
hết.
Tóm tắt
Nghiên cứu cho thấy ở Israel có một sự kết hợp tương đối bất
thường các thuộc tính văn hóa. Trong cuốn sách “Quốc gia khởi
nghiệp”, các tác giả Senor và Singer đã tìm thấy một tính cách khá
hấp dẫn trong văn hóa người Do Thái đằng sau khái niệm “quốc
gia khởi nghiệp”. Họ ghi nhận cái gọi là đặc tính “chutzpah” của người
Do Thái, một từ gần như không thể dịch được, có nghĩa là “lớn mật”,
“cả gan” và “liều lĩnh”. Người ta có thể chứng kiến sự “lớn mật” và
“cả gan” này ở bất kỳ đâu trên đất nước Israel: sinh viên tranh luận
ngang hàng với giáo sư, nhân viên thách thức cả ông chủ, binh lính
chất vấn sĩ quan chỉ huy và thư ký sẵn sàng sửa lưng các vị bộ
trưởng. Trong khi ở nhiều xã hội khác, những nơi lấy sự ổn định và
trật tự xã hội kiểu trên dưới là cốt lõi của văn hóa, thì thái độ như
thế này bị coi là không thể chấp nhận được. Ngược lại, đối với
người Do Thái, “văn hóa tranh cãi” và “sự không hài lòng với hiện tại”
mới là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Cựu Tổng thống Shimon Peres của Israel đã từng nói rằng:
“Đóng góp lớn lao nhất của người Do Thái trong lịch sử là sự không
hài lòng. Điều đó không may cho chính trị nhưng tốt cho khoa
học”. Họ luôn muốn thay đổi mọi thứ, mọi lúc. Peres nói: “Mọi công
nghệ đến Israel đều từ Mỹ, nó đi vào quân đội, và chỉ năm phút sau,
họ cải tiến nó.” Điều tương tự cũng xảy ra trong môi trường dân sự.
Điều này đã nói lên cái tố chất thích thách thức và phát minh của
người Do Thái. Chính cái tố chất “không bao giờ hài lòng này” đã
dẫn đến “văn hóa tranh cãi” của người Do Thái. Kể từ ngày đầu của
lịch sử Do Thái, nền văn minh này đã được nhận diện bởi tính ưa
tranh cãi của mình. Tranh cãi để tìm ra sự thật, tìm ra chân lý, tranh