Tại Israel, cũng như ở tất cả các nước, các tầng lớp xã hội tồn tại.
Nhưng trong một xã hội còn quá non trẻ như Israel, dựa trên tính cá
nhân và chống lại chủ nghĩa truyền thống, thì tầng lớp xã hội
không có tầm quan trọng về mặt chính trị. Mọi người không có xu
hướng “gắn nhãn” mình vào một đám đông nào đó, và do đó việc
phân chia giai tầng xã hội ở Israel không quá nặng như ở các nước
khác.
Với sự suy giảm của các ý hệ tư tưởng, các khái niệm “phe tả” và
“phe hữu” không bị phân biệt rõ ràng như vẫn tồn tại ở các nơi khác,
ngoài các vấn đề liên quan đến các cuộc xung đột Ả Rập-Israel và
Israel-Palestine. Sau những kinh nghiệm về tiến trình hòa bình
trong thập niên 1990, khoảng cách của những ý kiến đã thu hẹp. Vẫn
có những lòng trung thành về chính trị và các tranh luận sôi nổi,
nhưng mặt khác ý thức về cộng đồng xã hội đã được nâng cao.
Các dấu hiệu dễ thấy nhất của sự phân chia là giữa người Do
Thái và người Ả Rập, và riêng trong cộng đồng người Do Thái lại
được chia nhỏ giữa các thành phần thế tục và một vài khu vực tôn
giáo khác nhau. Một dấu hiệu phân chia khác là theo nguồn gốc
dân tộc, vẫn còn quan trọng, nhưng đang giảm dần: khoảng 40% các
cuộc hôn nhân của người Do Thái là giữa một Ashkenazic và một đối
tác Sephardic
. Tương tự như vậy, làn sóng xấp xỉ một triệu dân
nhập cư từ Liên Xô cũ cũng đã hòa nhập vào cộng đồng lớn của xã
hội.
Những độc đáo của Israel ngày nay đã đem lại cho Israel rất
nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các nước công nghiệp khác mà
nhiều người vẫn chưa nhận ra. Israel có một hệ thống bầu cử ổn
định, một nền kinh tế thịnh vượng hòa điệu với thế kỷ 21, và một
xã hội cởi mở, đa nguyên, và tự do. Nhiều khu vực của thế giới và
của phương Tây vẫn nhìn Israel với một hình ảnh không lành mạnh,